Ngành hàng nào tại Việt Nam hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?
Các ngành hàng Nông, lâm nghiệp và thủy sản, Công nghiệp và xây dựng, Dịch vụ, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đều có xu hướng tăng.
Cạnh tranh ngày càng gay gắt
TS. Đặng Đức Anh - Trưởng ban- Ban Phân tích và Dự báo thuộc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (NCIF) cho biết, tình hình kinh tế 8 tháng đầu năm 2018 có khuynh hướng hồi phục nhưng cũng còn có nhiều thử thách trong thời gian tới.
Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đã có xu hướng tăng trưởng so với năm 2017: Các ngành hàng Nông, lâm nghiệp và thủy sản, Công nghiệp và xây dựng, Dịch vụ, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đều có xu hướng tăng.
“Động lực tăng trưởng kinh tế từ khu vực sản xuất tiếp tục tăng trong khi ngành khai khoáng vẫn tiếp tục tái cơ cấu và chịu ảnh hưởng của một số sản phẩm, mặt hàng điện tử; Cán cân thương maị và tổng thể đạt thặng dư do đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài và tỷ giá còn phải chịu sức ép lớn. Lạm phát có xu hướng tăng so với cùng kỳ đạt 0,7%. Với sức ép từ việc tăng giá của đồng USD; Chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ và các nước khác, đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và biến động của giá hàng hóa cơ bản và năng lượng trên thị trường quốc tế cũng đã tạo thách thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam”. - TS. Đặng Đức Anh nhận định.
Dựa vào mức tăng trưởng 6,72% của quý III và các nền tảng kinh tế Việt Nam, NCIF đưa ra mức dự báo tăng trưởng GDP 6,56% cho quý IV và 6,83% cho cả năm 2018.
Trong khi đó, TS Trần Toàn Thắng - Trưởng ban-Ban Kinh tế thế giới của NCIF lại chỉ ra các nhóm ngành hàng dệt may, máy móc cơ khí, thép và các sản phẩm cho ngành xây dựng sẽ đối mặt với việc hàng Trung Quốc tràn qua Việt Nam một cách mạnh mẽ.
"Với nguyên liệu đầu vào sản xuất, do áp lực thị trường và việc đồng nhân dân tệ giảm giá nên giá nhập đầu vào sẽ rẻ, Việt Nam có lợi. Hàng tiêu dùng từ Trung Quốc sẽ tràn vào Việt Nam gây bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước" - ông Thắng nhìn nhận.
Với những biến động về địa chính trị như hiện tại, TS Trần Toàn Thắng nhận định rằng, các chỉ số thương mại đều cho thấy khá ổn, hàng công nghệ cao và hàng tiêu dùng tăng, hàng nguyên liệu thô giảm tốc, dự báo thương mại giảm từ 4,7% năm 2017 xuống còn 4,4% trong năm 2018.
Có thể bạn quan tâm
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục "leo thang"
11:30, 18/09/2018
Bầu cử giữa kỳ định hình tương lai quan hệ Mỹ - Trung
11:02, 16/09/2018
Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, dự báo kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng khá
05:03, 04/09/2018
Vì sao đàm phán thương mại Mỹ - Trung bất thành?
04:37, 25/08/2018
ASEAN: “Ngư ông đắc lợi” trong cuộc chiến Mỹ - Trung?
11:27, 12/08/2018
Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
13:30, 10/08/2018
ASEAN trong cơn "đại chiến thương mại" Mỹ - Trung
11:01, 08/08/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội của cá ngừ Việt
11:05, 06/08/2018
Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng vừa có báo cáo phân tích xung quanh những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến nền kinh tế Việt Nam, qua đó dự báo về các ngành hàng Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến này.
Theo đánh giá của BVSC, nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang lên quy mô toàn diện, cơ hội sẽ đến với rất nhiều nước khác trong vai trò thay thế các mặt hàng xuất khẩu vào hai thị trường Mỹ và Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Ở các ngành hàng như lắp ráp đồ điện tử, các loại chip, chất bán dẫn, hàng may mặc, da giày, sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ dùng thể thao, đồ gỗ nội thất... Việt Nam có cơ hội rất lớn trong việc giành thêm thị phần từ Trung Quốc tại thị trường Mỹ cũng như thu hút thêm vốn FDI vào các ngành hàng này, qua đó tạo thêm việc làm, tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại.
Với mảng điện thoại di động, thiết bị điện tử viễn thông, linh kiện máy tính, đồ điện tử gia dụng, giá trị Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ 256 tỷ USD (năm 2017), việc chuyển hướng đầu tư sản xuất các mặt hàng điện tử sang các thị trường khác ngoài Trung Quốc dù quy mô được dự báo không lớn nhưng có thể cũng mang đến những thuận lợi cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Riêng đối với mặt hàng điện thoại di động, Việt Nam hiện đang là nơi sản xuất lớn nhất của Samsung với sản lượng khoảng 240 triệu chiếc/năm, theo sau là Trung Quốc với sản lượng 150 triệu chiếc/năm. Samsung đang có kế hoạch cắt giảm sản lượng khoảng 40 triệu sản phẩm tại Trung Quốc do giá nhân công cao kết hợp với rủi ro chiến tranh thương mại Mỹ -Trung leo thang nên Tập đoàn này càng có lý do để đẩy mạnh chuyển hướng đầu tư sang các nước khác. Trong bối cảnh này, Việt Nam có cơ hội thu hút thêm vốn đầu tư của Samsung. Theo đó, thu hút vốn FDI, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng, các khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi, nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra.
Đối với hàng may mặc, giày dép, đồ dùng thể thao, đồ chơi trẻ em, đồ nội thất, giá trị Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ là 85 tỷ USD (2017).
Ở nhóm hàng đồ chơi và dụng cụ thể thao, năm 2017, Việt Nam xuất khẩu tổng cộng 1,24 tỷ USD, trong đó riêng thị trường Mỹ đạt 434 triệu USD. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng là cơ hội để các đơn hàng chuyển dần sang Việt Nam, qua đó giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều vốn FDI, tăng xuất khẩu và tạo thêm việc làm.
Đối với mảng đồ gỗ nội thất, giá trị Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ là 20 tỷ USD (2017), các đơn hàng đồ gỗ nội thất có thể sẽ chuyển từ các nhà máy tại Trung Quốc sang các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Malasia, Thái Lan, Việt Nam…
Ngoài ra, sản phẩm thép xây dựng và tôn mạ của Việt Nam hiện vẫn được bảo vệ tốt nhờ hàng rào thuế quan nên Trung Quốc khó có khả năng cạnh tranh ở những mặt hàng này. Trong khi đó, nguy cơ Việt Nam trở thành nơi trung chuyển để thép Trung Quốc đi "đường vòng" sang Mỹ mặc dù có nhưng mức độ cũng khá hạn chế do lượng thép Trung Quốc XK vào Mỹ cũng không lớn.