Xuất khẩu thủy sản đối mặt với lạm dụng hàng rào kỹ thuật

Huỳnh Khởi 15/12/2018 02:13

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, hàng rào thuế quan đang dần được gỡ bỏ, nhiều quốc gia nhập khẩu đã tăng cường hàng rào kỹ thuật.

Trong đó có nhiều quy định rất phi lý nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu bắt buộc phải tuân thủ.

Cục Thú y cho biết, theo quy định của Chính phủ Úc, tôm xuất khẩu vào thị trường này được phân thành hai loại là tôm chưa qua nấu chín và đã nấu chín. Theo đó, tất cả mặt hàng tôm chưa qua nấu chín phải có nguồn gốc từ quốc gia, lãnh thổ được cơ quan có thẩm quyền của Úc công nhận là sạch các bệnh như đốm trắng, đầu vàng, raura, hoại tử gan do vi khuẩn và bệnh hoại tử gan cấp tính.

p/Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đa quốc gia (IDI).

Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đa quốc gia (IDI).

Tương tự, thị trường Hàn Quốc: đối với những mặt hàng thủy sản nuôi hay đánh bắt khi xuất vào thị trường này phải do Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp, bao gồm cả tôm đông lạnh và ướp lạnh, ngoại trừ tôm bóc vỏ, bỏ đầu; hàu, nhuyễn thể đông lạnh, kể cả hàng xách tay. Tuy nhiên, Cơ quan thẩm quyền của Hàn Quốc cũng sẽ lấy mẫu tự động để kiểm tra sản phẩm có đạt quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) hay không.

Cũng theo Cục Thú y, thị trường Trung Quốc cũng có những yêu cầu trong việc giám sát và lấy mẫu xét nghiệm các loại mần mầm bệnh trên tôm sú sống vẫn tiếp tục trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủy sản và gỗ vào “tầm ngắm” tiết kiệm năng lượng

    Thủy sản và gỗ vào “tầm ngắm” tiết kiệm năng lượng

    06:30, 18/11/2018

  • VNPT xây dựng phần mềm dành riêng cho ngành Thủy sản

    VNPT xây dựng phần mềm dành riêng cho ngành Thủy sản

    15:47, 04/11/2018

  • Thái Bình: Công nghiệp và dịch vụ hậu cần thủy sản

    Thái Bình: Công nghiệp và dịch vụ hậu cần thủy sản "thiếu tầm"

    11:56, 02/11/2018

  • Các doanh nghiệp khai thác thủy sản Hải Phòng: Cam kết chống khai thác IUU

    Các doanh nghiệp khai thác thủy sản Hải Phòng: Cam kết chống khai thác IUU

    07:48, 02/11/2018

Theo Luật Bảo vệ Động vật và Thực vật của Nhật Bản, nhiều mặt hàng thực phẩm của các nước, trong đó có Việt nam khi mang vào Nhật Bản đều phải tuân thủ các thủ tục về kiểm dịch theo Luật của Nhật Bản. Trường hợp hành khách không xuất trình được các giấy tờ nêu trên thì toàn bộ thực phẩm sẽ bị tiêu hủy. Nếu cố tình không khai báo, tùy theo trường hợp, hành khách có thể bị phạt tối đa tới 1 triệu Yên Nhật (tương đương 200 triệu VND) hoặc bị phạt tù tối đa 3 năm.

Những thị trường khác như Saudi Arabia, Nga, Brazil, Mehico cũng có những quy định cụ thể cho mặt hàng tôm nhập khẩu vào những quốc gia này.

Còn ở Úc, theo ông Nguyễn Văn Kịch, Giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Cafatex: “Lý giải của cơ quan có thẩm quyền của Úc: mục đích kiểm tra tôm nhập khẩu chưa qua nấu chín có sạch bệnh hay không để tránh truyền nhiễm dịch bệnh cho vùng nuôi tôm của Úc khi người câu cá dùng những con tôm nhập khẩu có mang mầm bệnh làm mồi câu. Tuy nhiên, họ không trả lời được có bao nhiêu phần trăm tôm nhập khẩu dùng làm mồi câu. Mặc dù quốc gia nhập khẩu đưa ra rào cản hết sức ngớ ngẩn như thế nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu bắt buộc phải tuân thủ nếu muốn bán hàng cho họ”.

Theo các chuyên gia, trong xu thế các hàng rào kỹ thuật phát triển dưới nhiều hình thức phức tạp hơn, có nhiều quốc gia còn lạm dụng hình thức này để ngầm bảo hộ cho sản xuất trong nước, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ quy định của từng nước, tuân theo các quy định kỹ thuật. Đồng thời, không ngừng mở rộng thị trường, tránh “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. 

Huỳnh Khởi