Xuất khẩu thuỷ sản "cán đích" 9 tỷ USD

Thy Hằng 24/12/2018 15:30

Mặc dù gặp khó khăn tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, Hàn Quốc... Đặc biệt, EC cảnh báo "thẻ vàng" đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam, tuy xuất khẩu ngành thuỷ sản "cán đích" 9 tỷ USD năm 2018.

Chiều ngày 24/12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Tổng cục Thuỷ sản, tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (N&PTNT) chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Tổng cục Thuỷ sản, tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Tổng cục Thuỷ sản, tại Hà Nội.

Thị trường siết chặt kiểm soát

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 9 tỷ USD, tăng 8,4%. Tuy nhiên, theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản Nguyễn Quang Hùng, ngành thuỷ sản nói chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2018. 

Theo đó, tình hình an ninh trật tự trên biển diễn biễn phức tạp, khó lường; các nước trong khu vực tăng cường kiểm soát hoạt động khai thác trên biển, bắt giữ tàu cá vi phạm do đó ngư trường khai thác hải sản của ngư dân ta bị thu hẹp đáng kể. Lực lượng chấp pháp nước ngoài bắt giữ và thu tài sản của ngư dân ngay trên ngư trường trọng điểm của Việt Nam.

”Các cơ sở hậu cần nghề cá như cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế phục vụ sản xuất, tình trạng thiếu cảng để neo đậu và bốc dỡ sản phẩm khai thác”, ông Hùng nói.

Đồng thời, tình trạng thiếu lao động trong khai thác hải sản đã và đang phổ biến ở nhiều địa phương dẫn đến nhiều tàu cá phải nằm bờ do không có lao động đi biển và chi phí tăng. 

Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong ngành thủy sản còn thiếu và chưa đồng bộ.

Cũng trong năm 2018, việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thủy sản phải đáp ứng khuyến cáo của Ủy ban Châu Âu do đó thường xuyên phải trao đổi, đàm phán kỹ thuật với Ủy ban Châu Âu và cập nhật các quy định của quốc tế nên đã có những khó khăn trong việc chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo, hoàn thiện hồ sơ trình.           

“Đặc biệt, các thị trường chính tăng cường kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm như Hoa Kỳ, EU, Ả rập xê út, Hàn Quốc... Đặc biệt việc EC cảnh báo thẻ vàng đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU từ cuối năm 2017 cũng gây khó khăn đối với ngành thủy sản Việt Nam nói chung và ngành khai thác thủy sản nói riêng”, ông Hùng nhấn mạnh.

Theo đại diện Tổng cục Thuỷ sản, trong năm 2018, giá trị sản xuất thủy sản ước đạt khoảng 228.139,8 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2017. Tổng sản lượng đạt khoảng 7,74 triệu tấn, tăng 7,2%, trong đó sản lượng sản lượng khai thác đạt 3,59 triệu tấn, tăng 6,0%, nuôi trồng đạt 4,15 triệu tấn, tăng 8,3%. 

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng 8,4%. Trong đó, hầu hết cán nhóm sản phẩm đều tăng so với năm 2017, đơn cử như cá tra đạt 2,26 tỷ USD, tăng 26,4%; tôm 3,58 tỷ USD, giảm 7,1% (tôm chân trắng 2,48 tỷ USD giảm 2,0%; tôm sú 810 triệu USD, giảm 7,8%); nhóm hải sản gồm cá ngừ 675 triệu USD, tăng 13,9%; cá khác 1,52 tỷ USD, tăng 15,5%, nhuyễn thể 785 triệu USD tưng 9,1%, giáp xác 145 triệu USD, tăng 23,0%.

“So với chỉ tiêu tại phương án tăng trưởng năm 2018 của Bộ  giá trị sản xuất vượt 2,4%, tổng sản lượng vượt 3,0%, trong đó sản lượng khai thác vượt 2,4%, sản lượng nuôi trồng tượt 3,6%, trong đó cá tra vượt 10,4%, tôm nước lợ vượt 0,3%. Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu đạt 90%. Diện tích nuôi tôm nước lợ vượt 2,9%”, ông Hùng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường thủy sản nội địa: “Ta làm khó mình”!

    Thị trường thủy sản nội địa: “Ta làm khó mình”!

    05:00, 23/12/2018

  • Xuất khẩu thủy sản đối mặt với lạm dụng hàng rào kỹ thuật

    Xuất khẩu thủy sản đối mặt với lạm dụng hàng rào kỹ thuật

    02:13, 15/12/2018

  • Thủy sản và gỗ vào “tầm ngắm” tiết kiệm năng lượng

    Thủy sản và gỗ vào “tầm ngắm” tiết kiệm năng lượng

    06:30, 18/11/2018

  • Vì sao Mỹ lấy lại được “ngôi vương” thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam?

    Vì sao Mỹ lấy lại được “ngôi vương” thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam?

    07:00, 20/12/2018

Tổ chức sản xuất liên kết ngang và dọc theo chuỗi giá trị

Bước sang năm 2019, ngành thuỷ sản cũng đặt ra nhiều mục tiêu phát triển, theo đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 4,25% so với 2018.

“Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 4,25% so với 2018. Trong đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất nuôi trồng 5,19% và tốc độ tăng giá trị sản xuất khai thác 2,72%. Chúng ta đặt nhiều trọng tâm vào nuôi trồng thuỷ sản”, Phó Tổng cục trưởng Trần Đình Luân nhấn mạnh. 

Đồng thời cho biết, tổng sản lượng thủy sản đạt 7.983 nghìn tấn, tăng 3,1%. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 10 tỷ USD, tăng 11,1%.

Để hiện thực mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu thuỷ sản năm 2019 mà đặc biệt là trọng tâm phát triển nuôi trồng thuỷ sản, Tổng cục đề ra nhiều biện pháp cho lĩnh vực nuôi trồng, cụ thể, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, khí hậu và kịp thời thông báo, hướng dẫn người nuôi về các giải pháp kỹ thuật, tổ chức sản xuất.

“Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, đẩy mạnh tổ chức sản xuất liên kết ngang và dọc theo chuỗi giá trị”, Phó Tổng cục Trần Đình Luân nhấn mạnh. 

Đồng thời, tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025". Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm đến 2025. Trình phê duyệt và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển nuôi biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tổ chức triển khai các nội dung của Đề án cá tra 3 cấp.

Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường thống nhất từ trung ương đến địa phương, ứng dụng phần mềm quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản, tăng cường phòng chống dịch bệnh thủy sản.

Tăng cường công tác thanh/kiểm tra các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chất lượng thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản và kiểm tra ngăn ngừa việc sử dụng kháng sinh cấm, lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

Thy Hằng