Nông nghiệp "bứt phá" năm 2019 và thách thức trước CPTPP
Năm 2019, ngành nông nghiệp phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP ngành trên 3,0%, giá trị sản xuất đạt trên 3,11%, kim ngạch xuất khẩu khoảng 42 - 43 tỷ USD.
Hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ diễn ra vào ngày mai (3/1/2019) dự kiến có sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Mục tiêu xuất khẩu 43 tỷ USD
Đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có mức tăng khá cao với 3,76%.
Sang năm 2019, ngành nông nghiệp phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP ngành trên 3,0%, giá trị sản xuất đạt trên 3,11%, kim ngạch xuất khẩu khoảng 42 - 43 tỷ USD.
Đây là năm có ý nghĩa quan trọng chuẩn bị hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển đất nước, kế hoạch phát triển ngành, tập trung thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, toàn ngành nông nghiệp xác định “Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biển đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh”.
Nhìn lại 2018, ngành nông nghiệp đã đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 7 năm qua, khẳng định việc chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Nói như Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: "Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng chuyển từ mục tiêu số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng. Chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ lẻ, phân khúc sang quy mô lớn, khép kín theo chuỗi giá trị".
Sự chuyển đổi trong sản xuất không chỉ dựa vào lợi thế, tiềm năng mà theo sát nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Cùng với đó, tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn. Những giống lúa mới chất lượng cao đang dần thay thế giống lúa truyền thống, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP cho giá trị kinh tế cao.
Những sản phẩm có lợi thế và thị trường như thủy sản, rau, hoa, quả nhiệt đới, đồ gỗ và lâm đặc sản được phát huy. Đồng thời, giảm các ngành hàng, sản phẩm đang có xu hướng tăng cung. Chẳng hạn, sự chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản đã nâng cao giá trị sản xuất gấp 2,3 lần. Trong đó, riêng chuyển đổi 1ha đất canh tác lúa sang nuôi tôm nước lợ sẽ nâng cao giá trị gấp khoảng 5 lần.
Những bứt phá mạnh mẽ của nhiều ngành hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế chính là những tiền đề thúc giục chúng ta cần phải gia nhập CPTPP nhằm mở ra không gian lớn hơn cho việc hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, năm 2019, vẫn còn nhiều thách thức với ngành nông nghiệp cần vượt qua nếu muốn tận dụng được cơ hội mang lại từ CPTPP.
Có thể bạn quan tâm
3 thách thức với ngành nông nghiệp trong năm 2019
07:24, 29/12/2018
Khuyến khích tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp hiệu quả
15:08, 28/12/2018
Chính phủ đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp thông minh
05:51, 14/12/2018
“Cú hích” cho ngành nông nghiệp Việt
02:50, 28/11/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đảng, Nhà nước cùng nông dân làm cách mạng mới trong nông nghiệp
19:58, 27/11/2018
Ba thách thức trước CPTPP
Cụ thể, chia sẻ về những thách thức với ngành trong năm 2019, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa có hiệu lực và ngành nông nghiệp Việt Nam được đánh giá sẽ chịu nhiều tác động từ Hiệp định này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, trong đàm phán Hiệp định CPTPP, chúng ta đã có nhiều cân nhắc và tự tin, bởi cho thấy năng lực của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tiềm năng lớn để nâng cao sức cạnh tranh. Năng lực sản xuất của nền nông nghiệp nước ta vẫn còn rất lớn, không chỉ đảm bảo cả về mặt an ninh lương thực - thực phẩm, mà xuất khẩu ngày càng tăng mạnh.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng thẳng thắn đánh giá, năm 2019, vẫn còn nhiều thách thức nếu muốn tận dụng được cơ hội mang lại từ CPTPP. Thứ nhất, thách thức về quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Trong khi đó, yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện nay là phải theo quy mô và tỉ suất, theo tiêu chí của từng thị trường.
Thứ hai, khoa học công nghiệp trong nông nghiệp chưa có chuyển biến rõ rệt, chưa phát huy hiệu quả chưa cao.
“Cách đây mấy chục năm, chúng ta đánh giá đóng góp của KH-CN vào giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp khoảng 30%, đến nay cũng chỉ đánh giá đóng góp khoảng 30%, điều này cho thấy đóng góp của KH-CN còn chưa có chuyển biến rõ nét”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thực tế có thể dễ dàng nhận thấy, ngay khâu đầu tiên trong hoạt động sản xuất của ngành là giống cây trồng vật nuôi, cũng chưa có nhiều loại đảm bảo chất lượng, đặc biệt là giống cây lâm nghiệp và giống thuỷ sản.
Cùng với đó, con số thất thoát sau thu hoạch của ngành vẫn duy trì mức 12% trong nhiều năm qua mà chưa có dấu hiệu giảm. Khâu chế biến vẫn là yếu điểm của ngành từ hạn chế trong hạ tầng kho bãi, số lượng các sản phẩm giá trị gia tăng thấp đến tỉ trọng nông sản Việt tại các thị trường khó tính…
Khó khăn thứ ba, theo Thứ trưởng là cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp. “Chính sách thu hút đầu tư tuy đã có nhiều và đã được điều chỉnh, tuy nhiên tổng quát thì vẫn chưa tạo được môi trường thuận lợi nhất. Số doanh nghiệp nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp đã có những chuyển biến, tuy nhiên sau 5 năm tái cơ cấu ngành, số doanh nghiệp đầu tư vào ngành tăng chưa nhiều, doanh nghiệp FDI mới chiếm 1%”, Thứ trưởng đánh giá. Đồng thời, tín dụng cho nông nghiệp vẫn chưa thực sự thuận lợi.
Do đó, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng của năm ở mức cao nhất
Rà soát, đánh giá lợi thế, tiềm năng để xây dựng, phát triển cơ cấu sản phẩm theo 3 trục sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; Nhóm sản phẩm cấp tỉnh và Nhóm đặc sản địa phương(OCOP) để có giải pháp chỉ đạo phù hợp. Chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ kịp thời, hiệu quả. Đề xuất các giải pháp tổng thể, đồng bộ về kế hoạch, cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi... thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu và phù hợp với Luật Quy hoạch, nhất là ở vùng ĐBSCL.
Đồng thời, phát triển mạnh thị trường tiêu thụ nông sản cả trong nước và xuất khẩu. Phát triển nông thôn, trọng tâm là thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và quản lý hiệu quả vốn đầu tư XDCB, bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Đặc biệt, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...