Miếng bánh ngành hàng không "không dễ xơi"

Thy Hằng 09/01/2019 16:49

Thị trường hàng không Việt Nam hiện có sự tham gia khai thác của 68 hãng hàng không nước ngoài và bốn hãng hàng không nội địa, dư địa của ngành còn rất lớn, tuy nhiên miếng ngon không dễ "xơi".

Theo khảo sát của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), tốc độ tăng trưởng hành khách đi máy bay tại Việt Nam là 28%, cao gấp 3 lần các nước ASEAN. 

tăng trưởng lượt khách hàng không giai đoạn 2015-2035, ước đạt tốc độ tăng trưởng kép 6,7%/năm, cao hơn so với mức trung bình thế giới (3,9%) và khu vực châu Á - Thái Bình Dương (4,6%).

Dự báo, tăng trưởng lượt khách hàng không ước đạt tốc độ tăng trưởng kép 6,7%/năm giai đoạn 2015-2035.

Nhiệm vụ quan trọng đặc biệt

Tại Hội nghị tổng kết năm 2018, nhiệm vụ năm 2019 của Uỷ ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình khẳng định: “Phải xác định rõ nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn hàng không là nhiệm vụ sống còn, là bộ phận quan trọng đặc biệt trong công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội của đất  nước. Đây là nhiệm vụ của tất cả các cơ quan chức năng, các ngành, địa phương có liên quan chứ không phải của riêng đơn vị nào”.

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu đề ra các định hướng, giải pháp đồng bộ, thiết thực giúp công tác phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình hiện nay của Ủy ban ANHK quốc gia đạt hiệu quả cao.

"Đồng thời, chú trọng vấn đề đào tạo, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ phi công, kiểm soát viên, giám sát viên có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ", Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Cùng với đó, xây dựng cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý, phương án xử lý tình huống khẩn nguy giúp công tác phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình hiện nay đạt hiệu quả cao. 

Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 và công tác bảo đảm tuyệt đối an ninh trật tự và an toàn hàng không

Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 và công tác bảo đảm tuyệt đối an ninh trật tự và an toàn hàng không chiều 9/1.

Trên thực tế, Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư nước ngoài. Công tác quản lý an toàn được triển khai có hệ thống; công tác triển khai thực hiện các quy trình cứu nạn có sự tiến bộ lớn thể hiện qua việc xử lý tình huống, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị liên quan...

Hoạt động hàng không đã tăng trưởng mạnh, riêng năm 2018, ở hầu hết các chỉ tiêu cơ bản, số lượng máy bay tăng nhanh kéo theo sự quá tải của hạ tầng tại nhiều cảng hàng không, sân bay, đặc biệt ở một số cảng hàng không trọng điểm, trong khi ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng khó khăn.

Cùng với đó, còn để xảy ra một số tình huống về an toàn hàng không, cơ sở hạ tầng thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh hàng không còn chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu tuyệt đối an toàn...

Gần đây, hàng không Việt Nam nói chung còn bắt đầu xuất hiện các sự cố liên quan đến năng lực của phi công như vụ việc phi công hạ cánh nhầm đường băng ở Cam Ranh hay lỗi phi công cũng được xác định trong vụ máy bay bị văng 2 bánh trước ở sân bay Buôn Ma Thuột. Dù những sự cố này chưa gây ra thiệt hại về người hay tài sản, tuy nhiên đã là tiếng chuông báo động về vấn đề an toàn bay của Việt Nam. 

Thừa nhận thực tế này, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, lực lượng an ninh hàng không hiện nay còn hạn chế, chức năng, thẩm quyền đang còn bất cấp, nguồn nhân lực phi công, nhân viên không lưu, kỹ thuật vẫn thiếu.

Qua thực tế giám sát cũng cho thấy, công tác huấn luyện, đào tạo nhân viên an ninh hàng không còn hạn chế. Với số lượng hơn 3 nghìn nhân viên an ninh theo báo cáo, ông Nguyễn Hồng Vân, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh bày tỏ sự lo lắng về tính chuyên nghiệp của họ, từ cấp phép tuyển dụng, tập huấn nghiệp vụ, đến xử lý các thông tin về an toàn, an ninh hàng không.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự án Hoàng Phú: Khách hàng không chuyển nhượng được, chủ đầu tư cầu cứu

    Dự án Hoàng Phú: Khách hàng không chuyển nhượng được, chủ đầu tư cầu cứu

    09:03, 05/01/2019

  • Điều chỉnh dự án đường nối Cảng hàng không đến Khu phức hợp Vân Đồn

    Điều chỉnh dự án đường nối Cảng hàng không đến Khu phức hợp Vân Đồn

    03:47, 31/12/2018

  • “Đường băng mới” cho ngành hàng không

    “Đường băng mới” cho ngành hàng không

    11:00, 30/12/2018

  • Khánh thành sân bay Vân Đồn - cảng hàng không BOT đầu tiên tại Việt Nam

    Khánh thành sân bay Vân Đồn - cảng hàng không BOT đầu tiên tại Việt Nam

    10:47, 30/12/2018

Hoàn thiện thể chế

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu nhiều giải pháp cụ thể đảm bảo an toàn hàng không. Theo đó, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó, đề nghị các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, cập nhật các văn bản pháp luật, quy định về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không phù hợp với quy định của quốc tế. 

“Tích cực chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ trao đổi thông tin an ninh, an toàn hàng không, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong xử lý tình huống sao cho có hiệu quả cao nhất. Đẩy nhanh các giải pháp áp dụng quy trình công nghệ mới trong lĩnh vực quản lý an toàn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, khẩn trương tuyên truyền đề án xây dựng văn hoá giao thông, an ninh, an toàn trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân xung quanh khu vực cảng hàng không.

UBND các địa phương và các bộ, ngành chức năng chỉ đạo đẩy mạnh phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, tăng cường tuyên truyền phòng ngừa cháy, nổ. Quản lý chặt chẽ không để buôn bán chất nổ, chất cháy, chất độc hại sinh hoá học tại vùng lân cận và khu vực hàng không, sân bay.

Phó Thủ tướng đồng thời đề nghị các bộ, ngành là thành viên Uỷ ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia ủng hộ xây dựng đề án xây dựng các đồn công an tại các cảng hàng không. Đề án xây dựng lực lượng an ninh trên không.

Kiến nghị về vấn đề này, Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị cần quan tâm đến hệ thống tổ chức và địa vị pháp lý của lực lượng an ninh hàng không. Bởi theo ông, vị thế của an ninh hàng không còn chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ.

Ông Việt đồng thời đề nghị cần đầu tư hiện đại hơn, đồng bộ hơn, trang bị phương tiện, con người để kiểm tra, kiểm soát an an ninh, an toàn tốt hơn. Cùng với đó, cần duy trì, thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật đảm bảo đồng bộ, nghiêm túc, chặt chẽ trước, trong và sau khi bay. Không thể chủ quan vì các sự cố đáng tiếc xảy ra đều do không thực hiện theo đúng quy trình.

Trưởng đoàn giám sát cũng nêu rõ sự cần thiết thẩm tra, xác minh chặt chẽ đội ngũ phi công, nhất là phi công nước ngoài, các bộ phận trọng yếu để đảm bảo tuyệt đối an toàn về chính trị và chuyên môn kỹ thuật.

“Những sơ hở, thiếu sót ảnh hưởng đến an ninh, an toàn hàng không cần được khắc phục, cả về cơ chế chính sách và trong tổ chức thực hiện. Việc quy hoạch đất sân bay, hàng rào bảo vệ sân bay, chống lấn chiếm, mất an toàn cần được quan tâm chú ý hơn”, ông Việt nhấn mạnh.

Thy Hằng