Kinh tế Việt Nam sẽ “đi tắt đón đầu” trong 2019

Nguyễn Việt thực hiện 19/02/2019 05:19

Từ những tín hiệu tích cực của một quỹ đạo mới, dự báo 2019 sẽ là năm tiếp tục có những chuyển biến tích cực về tình hình kinh doanh đối với Việt Nam.

GS. TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

GS. TS Trần Thọ Đạt - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

Đây là chia sẻ của GS. TS Trần Thọ Đạt - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng với báo Diễn đàn Doanh nghiệp.

- Ông đánh giá thế nào về môi trường kinh doanh trong năm 2019?

Năm 2018 khép lại với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt kết quản ấn tượng, trong đó tăng trưởng trên 7% và các chỉ số kinh tế vĩ mô giữ được ổn định, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đã bắt đầu bước sang một quỹ đạo tăng trưởng mới. Trước hết, về tình hình kinh tế vĩ mô, cho dù phải đối mặt với ngày càng nhiều bất ổn tiềm ẩn từ diễn biến bên ngoài, tăng trưởng sẽ vẫn được duy trì theo đà của năm 2018, lạm phát dự kiến năm 2019 sẽ xoay quanh chỉ tiêu 4% và chính sách tiền tệ dự kiến sẽ tiếp tục được thắt chặt, chính sách tài khóa sẽ tiếp tục được kiềm chế nhằm giảm bội chi ngân sách.

Có thể bạn quan tâm

  • Những bứt phá tạo

    Những bứt phá tạo "sắc hồng" cho kinh tế Việt Nam 2019

    16:00, 05/02/2019

  • Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019: Củng cố nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững

    Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019: Củng cố nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững

    08:54, 18/01/2019

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2019 

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2019 

    14:47, 11/01/2019

  • Doanh nghiệp - Doanh nhân dự cảm kinh tế Việt Nam 2019

    Doanh nghiệp - Doanh nhân dự cảm kinh tế Việt Nam 2019

    07:05, 01/01/2019

  • NCIF xây dựng 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2019-2020

    NCIF xây dựng 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2019-2020

    09:00, 13/12/2018

  • Lạc quan kinh tế Việt Nam 2019

    Lạc quan kinh tế Việt Nam 2019

    11:25, 30/11/2018

  • Nhận diện kinh tế Việt Nam 2019 và khả năng thích ứng của doanh nghiệp!

    Nhận diện kinh tế Việt Nam 2019 và khả năng thích ứng của doanh nghiệp!

    17:22, 23/11/2018

  • Nhận diện kinh tế Việt Nam 2019 và khả năng thích ứng của doanh nghiệp

    Nhận diện kinh tế Việt Nam 2019 và khả năng thích ứng của doanh nghiệp

    09:30, 23/11/2018

Đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam, vừa qua Ngân hàng Thế giới đã đánh giá có những tiến bộ như thủ tục thành lập doanh nghiệp, nộp thuế và thực thi hợp đồng, trong đó, xin giấy phép xây dựng được đánh giá cao nhất (xếp thứ 21), và thấp nhất là xử lý khi mất khả năng thanh toán (133). Chính phủ trong năm nay sẽ tiếp đặt ra mục tiêu đưa môi trường kinh doanh Việt Nam so sánh được với các nước đứng đầu khu vực ASEAN thông qua việc cải cách giấy phép kinh doanh và đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngàn thời gian qua vẫn đánh giá là phức tạp, tốn kém cho doanh nghiệp, giảm chi phí cho doanh nghiệp và giảm thanh tra, kiểm tra,…

Sang năm 2019, Việt Nam sẽ thực thi 2 hiệp định thương mại lớn và quan trọng là CPTPP và EVFTA. Trong nhóm 10 nước tham gia CPTPP thì Việt Nam ở mức độ phát triển thấp nhất, và đây cần được coi là cơ hội tiếp tục cải cách mạnh hơn, cạnh tranh mạnh hơn chính là động lực để mang lại những thay đổi sâu và rộng hơn, là cơ hội để có thể đi tắt đón đầu trong việc bắt kịp các nước khác.

- Thuận lợi là như vậy, nhưng còn thách thức thì thế nào, thưa ông?

Kinh tế Việt Nam hiện đang rất mở nên những biến động bên ngoài như căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang có thể ảnh hưởng đến triển vọng phát triển theo định hướng xuất khẩu của Việt Nam, khu vực kinh tế đối ngoại gặp nhiều rủi ro về tăng trưởng. Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bị chậm, cải cách khu vực ngân hàng tài chính chưa được như mong muốn, dư địa chính sách tiền tệ và tài khóa còn hạn chế. Chúng ta đã biết khá rõ các đột phá cần thực hiện nhưng làm như thế nào vẫn đang là thách thức lớn.

- Như ông vừa nói thuận lợi luôn đan xen cùng thách thức. Vậy ông sẽ có dự định gì mới trong sự vận hành và liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong năm 2019?

Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, các mô hình kinh doanh mới, phương thức tổ chức và vận hành kinh tế tại một nước trên đà phát triển như Việt Nam đang tạo ra sức ép cần đổi mới giáo dục đại học nói chung, và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi cả xã hội đang chuyển mình hướng đến mục tiêu khởi nghiệp và quốc gia khởi nghiệp, các trường đại học cần đổi mới như thế nào để bắt nhịp và đồng hành cùng sự phát triển chung của cả hệ thống là một vấn đề mang tính chiến lược.

- Sự đổi mới có ý nghĩa như thế nào với những trường đại học đang giữ vị trí đi đầu, dẵn dắt một số ngành, một số lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thưa ông?

Nhà trường cần có bước đi cần thiết để đổi mới chính mình hướng đến một mô hình quản lý đại học hiện đại, mô hình một trường đại học công lập với mục tiêu kinh tế được tích hợp cùng với mục tiêu phát triển tri thức khoa học, hướng tới tạo ra một giá trị cộng hưởng thiết thực và hiệu quả hơn của các trường đại học cho xã hội. Trong thời gian gần đây, sự chuyển biến mạnh mẽ của Trường Đại học Đại học Kinh tế Quốc dân trong việc gắn kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp về các hoạt động chuyên môn và các chương trình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đặc biệt là từ hoạt động của mạng lưới cựu sinh viên, việc đẩy mạnh tương tác và tích hợp các giá trị học thuật với các giá trị thị trường, sự năng động trong việc mở các ngành đào tạo đón đầu kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0 trong nền kinh tế là những bằng chứng cho thấy hình ảnh một trường đại học đang khát khao vươn tới tự chủ về thực chất, luôn năng động và đi đầu trong việc góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo của nước nhà.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Việt thực hiện