Thủ tướng: Cần xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia cho ngành gỗ
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, dù có nhiều thương hiệu gỗ, lâm sản Việt nhưng năng lực cạnh tranh và khẳng định thương hiệu còn phải thông qua đối tác nước ngoài nên hiệu quả, giá trị còn thấp.
Chỉ đạo tại Diễn đàn ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản ngày 22/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, thành quả của ngành không chỉ có kim ngạch xuất khẩu vượt kế hoạch, xuất khẩu tới trên 120 địa bàn quốc gia và lãnh thổ, đứng đầu Asean, nhìn châu Á, 5 thế giới.
Khả năng cạnh tranh thấp
“So với năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đã tăng 900%, mức tăng mà không phải ngành nào cũng đạt được. Không chỉ số lượng, ngành gỗ cũng có sản phẩm thiết kế, mẫu mã tốt được thị trường khó tính chấp nhận. Giá trị gia tăng nó nằm ở chỗ đó”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trên thực tế, ngành công nghiệp gỗ Việt Nam bắt đầu gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD từ năm 2005 với việc xuất khẩu đến 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sau 14 năm phát triển, ngành đã có sự bứt phá mạnh mẽ.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam vượt ngưỡng 9,3 tỷ USD, chiếm trên 25% kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, giá trị suất siêu đạt trên 7,1 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 Châu Á, thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và lâm sản.
Đến nay, cả nước có 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó 95% là doanh nghiệp tư nhân, 3,5% doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng. Số doanh nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu đạt trên 1.800 doanh nghiệp, tăng hơn 300 doanh nghiệp so với năm 2017.
Thủ tướng đánh giá, việc chuyển giao công nghệ tư các viện, trường, nhà nghiên cứu đến với thị trường xuất khẩu bước đầu rất tốt. Làm thị trường lớn toàn cầu mà không nghiên cứu khoa học thì khó phát triển bền vững.
“Chúng ta đang đứng trên đôi chân của mình là các sản phẩm gỗ tiêu dùng Việt Nam phần lớn có nguyên liệu từ gỗ rừng trồng, hạn chế gỗ nhập khẩu, nghiêm cấm khai thác gỗ rừng trồng tự nhiên”, Thủ tướng nói.
Tuy vậy là nước nông nghiệp nhiệt đới, nói như Thủ tướng là “một nước tam sơn tứ hải” nhưng Việt Nam mới chiếm 6% thị phần thế giới thì đây là mức thấp, đồng thời sản phẩm đồ gỗ còn chưa đa dạng, hấp dẫn.
Đặc biệt, quy mô phát triển, tầm cỡ doanh nghiệp, số lượng thì có mà chất lượng còn nhiều vấn đề. “Có nhiều doanh nghiệp, nhưng thiết thương hiệu còn thông qua đối tác nước ngoài nên hiệu quả, giá trị được nhận còn thấp. Chúng ta còn trăn trở nhiều mặt hàng hoàn toàn sản xuất được, nhưng vẫn phải nhập khẩu, do không có khả năng cạnh tranh”, Thủ tướng nói.
Một số lâm sản như quế, hồi, sâm ngọc linh... chưa phát huy, mới xuất khẩu được ít, chưa xây dựng được uy tín.
Đơn cử, sâm Ngọc Linh là thương hiệu quốc gia, bảo vật nhưng chưa trở thành quốc kế dân sinh. Thực thi pháp luật về bảo vệ rừng, lâm sản còn nhiều bất cập. Sắp xếp đổi mới công ty lâm nghiệp còn nhiều vướng mắc.
Có thể bạn quan tâm
Mũi nhọn xuất khẩu và nỗi lo nguyên liệu
16:48, 21/02/2019
Ngành gỗ năm 2019: Triển vọng lớn và cơ hội bứt phá
06:06, 05/02/2019
Doanh nghiệp ngành gỗ nắm bắt cơ hội từ CPTPP như thế nào?
06:16, 01/01/2019
Không "thoả mãn non" với kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD
Do đó, Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp phải tiếp tục chỉ đạo tốt hơn nữa về số lượng, chất lượng tăng trưởng bền vững của công việc thuộc chế biến, xuất khẩu gỗ của năm 2019 và các năm tiếp theo. Theo đó, lưu ý những vấn đề sau, Thứ nhất là trồng rừng. Không có trồng rừng, không có phát triển chế biến lâm sản, chúng ta hoàn toàn nhập khẩu để chế biến đó không phải là thứ chính. Cái cốt lõi là phát triển nghề trồng rừng.
Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT thảo luận Bộ Tài chính tìm ra phương thức hỗ trợ cho các tỉnh có đất trồng rừng để trồng. PTNT thảo luận với Bộ Tài chính để tìm ra phương thức hỗ trợ trồng rừng cho các tỉnh có đất trồng rừng, có khả năng là 100.000 tấn gạo để người dân yên tâm, có điều kiện trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc.
Thứ hai, Thủ tướng cũng đã đặt hàng Bộ trưởng Bộ NN&PTNT trong 10 năm tới, Việt Nam phải vào nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất, phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung tâm hàng đầu về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ, có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới.
Thủ tướng phân tích, Việt Nam mới đạt được 6% thị phần, còn 94% của các nước nắm. Trong khi đó, nhu cầu đồ gỗ của thế giới là 430 tỷ USD, riêng giá trị thương mại nội thất và ngoại thất khoảng 150 tỷ USD.
Người đứng đầu Chính phủ đặt vấn đề, vậy sau 10 năm nữa, 2030, chúng ta có thể chiếm bao nhiêu phần trăm thị phần toàn cầu? Có trở thành trung tâm chế biến gỗ? Chiếm 30%, 50% để thực hiện mục tiêu đề ra. Đây là câu hỏi lớn, chiến lược lớn.
“Các đồng chí đi hội chợ Asean, Trung Quốc, bán thứ gì nhiều nhất? Lâm sản, đồ gỗ. Tương lai xuất khẩu 60 tỷ xuất khẩu sản phẩm chế biến gỗ là bình thường. Tăng nhanh và bền vững có cơ sở cả đầu vào và đầu ra chính là ngành gỗ”, Thủ tướng lấy ví dụ.
Thứ ba, Việt Nam hiện có 4.500 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản. Nhưng chưa có doanh nghiệp lớn, hình thành chuỗi giá trị quy mô lớn. Trong khi đó, không có doanh nghiệp thì bất thành sản xuất.
Bởi vậy, Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tiếp tục củng cố nguồn nguyên liệu, làm sao nguồn nguyên liệu đủ lớn, hợp pháp từng rừng trồng, giúp doanh nghiệp liên tục xuất siêu ở mức cao. Đây là niềm tự hào của quốc gia.
Thứ tư, về vấn đề thị trường, cần có tính toán dài hơi hơn với các nước để phát triển thị trường. Không thể nhập nhoạng, không ổn định như hiện nay. “Vào thị trường khó tính còn ít, chúng ta chưa vào được. Chúng ta phải bám vào FTA đã có và sắp tới ký để triển khai các thị trường chủ lực”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ năm, về kỹ thuât, công nghệ. Các doanh nghiệp, hãng chế biến gỗ lâm sản cần nâng cấp, ứng dụng KHCN đổi mới thiết bị sản xuất, đi liền thiết kế mẫu mã, tận dụng tốt đa nguyên liệu. Bởi công nghệ trồng rừng còn hạn chế, quy mô nhỏ, lạc hậu, trình độ quản lý chưa cao, hiệu quả thấp.
Thứ sáu, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và cả thương hiệu quốc gia chưa được quan tâm đúng mức.
Cuối cùng, Thủ tướng đề cập năm nay đạt kế hoạch 11 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu là thấp, ngành phải vượt mức, đóng góp vào sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
"Làm thế nào biến Việt Nam trở thành công xưởng xuất khẩu đồ gỗ thế giới. Một câu hỏi lớn, chứ không phải kim ngạch xuất khẩu trên dưới 10 tỷ USD mà chúng ta đã thoả mãn rồi, đó là thỏa mãn non",
Thứ bảy, ngành cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực, bởi trông chờ số lượng doanh nghiệp hiện nay, 10 năm nữa sẽ khó chiếm được thị phần lớn trên thế giới.
Với tình thần “muốn đi xa thì phải cùng đi”, Thủ tướng cho rằng phải kêu gọi, phải hợp tác thật nhiều với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp tầm trung và cả các doanh nghiệp nhỏ trên thế giới. Để biến Việt Nam trở thành một công xưởng của thật nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu đồ gỗ. Làm như vậy mới có thể thực hiện được khát vọng đưa ngành chế biến lâm sản Việt Nam tiến bước xa hơn.