Kinh tế tư nhân và vai trò “động lực cơ bản”
Để phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, bên cạnh việc đổi mới tư duy về vai trò của khu vực nhà nước, thì cũng rất Kinh tế tư nhân và vai trò “động lực cơ bản”.
Trong Báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2018 do trường Đại học Kinh Quốc dân công bố gần đây cho biết, khu vực kinh tế tư nhân không chỉ được nhìn nhận là “một động lực quan trọng” mà cần khẳng định là “động lực cơ bản”, là trụ cột chính nhằm tạo ra những bứt phá trong phát triển kinh tế phù hợp với xu thế của nền kinh tế thị trường hiện đại trong bối cảnh đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Sự trỗi dậy của kinh tế tư nhân
Theo báo cáo này, đổi mới tư duy về “vai trò động lực” của khu vực kinh tế tư nhân sẽ góp phần quan trọng để thay đổi tư duy chiến lược trong khâu thiết kế và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, nhằm tạo ra môi trường cũng như cơ hội tiếp cận bình đẳng tới các nguồn lực phát triển giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Từ đó góp phần quan trọng cho tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Cần tạo sự đột phá để cải cách thể chế kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh hiện nay với quyết tâm chính trị và thực chất trong thực thi, đến được với đối tượng doanh nghiệp tư nhân, khu vực phải được coi là động lực cơ bản, là trụ cột chính của nền kinh tế trong giai đoạn phát triển mới.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục những giải pháp giảm nhanh các chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Muốn giảm chi phí cho doanh nghiệp mà không ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách thì cần tập trung vào các thị trường yếu tố như: vốn, lao động, đất đai… để kiến tạo thể chế thị trường cạnh tranh. Theo đó, các doanh nghiệp có thể tiếp cận các yếu tố với chi phí chính thức thấp hơn. Ngoài ra, cần làm cho việc tiếp cận các yếu tố đơn giản hơn để các chi phí phi chính thức giảm xuống.
Vẫn theo báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2018, mặc dù vai trò kinh tế tư nhân hiện nay là lớn, nhưng chủ yếu lại từ khu vực không đăng ký chính thức, như các hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ… Trong khi các doanh nghiệp tư nhân thuộc khu vực chính thức chỉ đóng góp khoảng 8% tổng sản lượng của nền kinh tế, thì các chính sách đối với khu vực tư nhân hiện nay chủ yếu hướng đến khu vực chính thức.
Vì vậy, mảng chính sách phát triển và chuyển đổi khu vực không chính thức cần được tập trung hơn. Cụ thể, cần có cơ chế khuyến khích hộ kinh doanh đăng ký thành doanh nghiệp; xác định hình thức doanh nghiệp phù hợp để hộ kinh doanh cá thể có thể chuyển đổi sang, với nguyên tắc giảm thiểu các chi phí phát sinh, và phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả.
Ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, đến nay doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã có sự vươn lên mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, không chỉ tạo đối trọng với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mà còn đóng vai trò dẫn dắt trong nhiều lĩnh vực.
Đó là các tên tuổi như Vingroup (hoạt động đa ngành); Novaland (bất động sản), Tập đoàn TH (sản xuất sữa); Tập đoàn Hòa Phát (công nghiệp thép); Vietjet Air (vận tải hàng không),... Trong hai năm vừa qua, có dấu hiệu về sự suy giảm trong đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, nhưng khu vực tư nhân lại đầu tư mạnh mẽ với nhiều dự án quan trọng.
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế tư nhân: Trụ cột chính tạo bứt phá trong phát triển kinh tế
13:10, 03/04/2019
Kinh tế tư nhân phải là trụ cột của nền kinh tế
19:42, 15/03/2019
Chiến lược quốc gia cho tập đoàn kinh tế tư nhân
12:12, 01/01/2019
Giải phóng tiềm năng kinh tế tư nhân
14:00, 28/12/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tạo mọi điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển
18:12, 27/12/2018
Kinh tế tư nhân cần liên kết sâu vào chuỗi toàn cầu
17:28, 27/12/2018
Sân bay Vân Đồn: Phát huy vai trò của kinh tế tư nhân
23:32, 24/12/2018
Đã được “cởi trói” nhưng vẫn vướng rào cản
Những ngày cuối cùng của năm 2018, lãnh đạo nhiều địa phương đã về Quảng Ninh nghiên cứu mô hình phát triển, học hỏi kinh nghiệm huy động vốn xã hội hóa đầu tư cho hạ tầng giao thông mà Quảng Ninh thực hiện đối với ba công trình trọng điểm: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu du lịch quốc tế Hạ Long và tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn. Dự báo, ba công trình hạ tầng đồng bộ này sẽ là “cú huých” đưa Quảng Ninh chuyển sang giai đoạn phát triển mới và mở rộng cửa bước ra thế giới.
Các dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng, được Công ty CP Tập đoàn Mặt trời (SunGroup) thực hiện. Cũng trong năm 2018, SunGroup còn ghi dấu ấn khi Cầu Vàng - một công trình thuộc quần thể du lịch Sun World Bà Nà Hills (Đà Nẵng) liên tiếp có mặt trong danh sách bình chọn của nhiều hãng thông tấn uy tín toàn cầu... Là quốc gia có thế mạnh về phát triển du lịch nhưng chưa bao giờ Việt Nam có điểm đến thu hút sự chú ý lớn như vậy đối với quốc tế.
Trong số các công trình, dự án lớn có thể tạo động lực mới cho tăng trưởng năm 2019, phải kể đến sự đóng góp của Tổ hợp nhà máy sản xuất ô-tô, xe máy điện VinFast quy mô sản xuất 500.000 mét vuông tại khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (TP Hải Phòng) và Nhà máy sản xuất điện thoại VinSmart của Tập đoàn Vingroup. Trong vòng 13 tháng, VinFast cho ra mắt sản phẩm ô-tô hoàn chỉnh "Made in Vietnam" đi dự triển lãm ô-tô quốc tế danh tiếng tại Pa-ri (Pháp), đưa Hải Phòng trở thành địa điểm sản xuất ô-tô mới nhất của thế giới.
Các nhà phân tích cũng kỳ vọng với sự hậu thuẫn công nghệ từ VinTech - đơn vị nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, sản xuất các phần mềm và nghiên cứu phát triển các nguyên, vật liệu thế hệ mới do Vingroup xây dựng, VinFast sẽ hiện thực hóa giấc mơ công nghiệp ô-tô được khởi xướng từ 20 năm trước. Đồng thời, phá vỡ định kiến DN tư nhân Việt Nam chủ yếu phát triển theo hướng "mì ăn liền" thay vì đầu tư bài bản, chuyên nghiệp để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Mặc dù về chủ trương, đường lối, khu vực kinh tế tư nhân đã được “cởi trói” nhưng trong thực tế, vẫn còn nhiều rào cản về nhận thức, môi trường kinh doanh, sự bất bình đẳng cản trở sự phát triển của khu vực kinh tế quan trọng này. TS Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, hiện nay, dư luận xã hội vẫn có cách nhìn không mấy thiện cảm đối với khối doanh nghiệp tư nhân, vẫn còn sự phân biệt doanh nghiệp dựa trên hình thức sở hữu, dẫn tới phân biệt đối xử giữa khu vực tư nhân với các thành phần kinh tế khác.
Do đó, ông Kiên kiến nghị cần phải có những thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức mới có thể phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới. Về phía các doanh nghiệp, cần bảo đảm đáp ứng được năm yếu tố quyết định của một doanh nghiệp, gồm chiến lược kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý lao động và đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời, phải có định hướng phát triển bền vững, có tinh thần tự đổi mới chính mình để tạo bước đột phá trong ngắn hạn và trung hạn.