Nâng cao sức cạnh tranh hàng Việt

Lan Hương 08/06/2019 11:30

Qua 10 năm thực hiện, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp...

Theo đó, cuộc vận động đã góp phần gắn kết, thúc đẩy các doanh nghiệp khai thác tốt thị trường nội địa, xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt và sản xuất ra nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Đồng chí Phạm Tấn Công - Phó Bí thư Thường trực, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động của Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương cho biết, trong 10 năm, các đảng ủy trực thuộc đã ban hành 937 văn bản lãnh đạo triển khai thực hiện Cuộc vận động, chỉ đạo nghiên cứu, cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các hoạt động nhằm giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

p/Ký thỏa thuận hợp tác ứng dụng CNTT 4.0 giữa Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN.

Ký thỏa thuận hợp tác ứng dụng CNTT 4.0 giữa Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN.

Tận dụng thế mạnh mỗi doanh nghiệp

Nhiều thương hiệu sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiêp, đơn vị trong Khối đã được công nhận là “Thương hiệu mạnh”, “Thương hiệu có giá trị lớn” được một số tạp chí nước ngoài xếp hạng, được Bộ Công thương công nhận và được bạn hàng, đối tác, người tiêu dùng yêu thích như: VNPT- VINAPHONE, PETROLIMEX, BẢOVIỆT, BIDV, VIETCOMBANK, VIETINBANK, VIETNAM ARLINES, PVI, ĐẠM PHÚ MỸ, VINATEX (may10, Việt Tiến, Phong phú), VINAFOOD1, VNPost, XM Hoàng Thạch, XM Hải Phòng, XM Bỉm Sơn...

Đặc biệt, chủ trương “Các doanh nghiệp, ngân hàng trong Khối ưu tiên sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhau” đã tận dụng được thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, đơn vị, tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoàn thiện hơn mang thương hiệu Việt, đồng thời giảm chi phí đầu tư và là cơ hội để các doanh nghiệp, ngân hàng trên cơ sở quy định của Pháp luật hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn để ổn định sản xuất và tiếp tục phát triển.

Có thể bạn quan tâm

  • PVFCCo 16 năm liên tiếp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao

    10:35, 24/02/2019

  • VCB là ngân hàng Việt Nam duy nhất có mặt trong top 30 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

    10:11, 24/02/2019

  • Nước mắm 584 Nha Trang: Tiếp tục khẳng định Hàng Việt nam chất lượng cao

    19:18, 21/02/2019

  • Hàng Việt Nam có thể "thế chân" hàng Trung Quốc tại Mỹ

    00:25, 03/12/2018

 33/35 đảng ủy trực thuộc đã triển khai, thực hiện các hoạt động liên kết, ký kết hợp tác trên nhiều lĩnh vực như xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, sản xuất nông lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu điện... với 382 lượt lý kết, 4.690 hợp đồng được thực hiện có trị giá hàng triệu tỷ đồng.

Tăng cường xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư ở các vùng trọng điểm kinh tế quốc gia: các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An...

Tổng số gần 50 nghìn dự án được đầu tư với giá trị đăng ký hơn 1.751.000 tỷ đồng, số tiền đã giải ngân trên 1.626.000 tỷ đồng, tương đương 80 tỷ USD... đã góp phần phát triển kinh tế xã hội nhiều địa phương vùng sâu vùng xa, tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao mức sống, chất lượng tiêu dùng ở khu vực nông thôn.

Tổng số gần 50 nghìn dự án của các doanh nghiệp thuộc Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương được đầu tư với giá trị đăng ký hơn 1.751.000 tỷ đồng, số tiền đã giải ngân trên 1.626.000 tỷ đồng, tương đương 80 tỷ USD... đã góp phần phát triển kinh tế xã hội nhiều địa phương, tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao mức sống, chất lượng tiêu dùng vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Các doanh nghiệp cũng đặc biệt chú trọng đến công tác hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc tăng cường năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh, mở rộng đầu tư ra nước ngoài, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Chẳng hạn, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh, tạo thị trường xuất khẩu lớn và ổn định. Hiện, Tập đoàn Dệt May có quan hệ thương mại với hơn 400 tập đoàn, công ty đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước. Một số doanh nghiệp đã xúc tiến đầu tư ở các nước thuộc Liên bang Nga, vùng châu Phi, châu Mỹ, châu Âu, các nước thuộc khu vực châu Á: Lào, Campuchia, Myanma. Một số dự án đầu tư đã được triển khai trong các lĩnh vực: khai thác dầu khí, khai thác chế biến khoáng sản, chế biến gỗ, cao su; dịch vụ ngân hàng tín dụng… tại các địa bàn Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á dự báo có triển vọng tốt...

“Nâng tầm thương hiệu Việt”

Theo đồng chí Phạm Tấn Công, trong những năm tới, các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, các mặt hàng nhập khẩu có thuế xuất xuống còn 0%-5%, thị trường trong nước sẽ không còn là thị trường của riêng doanh nghiệp Việt mà là cuộc cạnh tranh rất gay gắt mà doanh nghiệp trong nước phải đối mặt. Do vậy, với mục tiêu “Chung tay nâng tầm thương hiệu Việt”, trong thời gian tới, các doanh nghiệp, đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Cuộc vận động gắn với Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, của Đảng ủy Khối; Tăng cường quảng bá hàng hóa, dịch vụ góp phần để mỗi cán bộ, đảng viên, người lao động và doanh nghiệp nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền lợi trong sử dụng hàng Việt. Đồng thời, tăng cường hợp tác, hỗ trợ, cùng phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu trở thành đối tác chiến lược của nhau, phù hợp với khả năng và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, cùng nhau “nâng tầm thương hiệu Việt”, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất góp phân nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Lan Hương