Kịch bản ứng phó chiến tranh thương mại

Gia Bảo 09/06/2019 11:03

Dù được hưởng lợi ở một số ngành, nhưng Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung khi thương mại toàn cầu bị tác động tiêu cực bởi chiến tranh thương mại Mỹ- Trung.

Cuối tuần trước, tại cuộc họp Chính phủ tháng 5/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho Bộ Công Thương đánh giá toàn diện tác động của chiến tranh thương mại, từ đó đưa ra kịch bản ứng phó.

p/Dệt may là một trong những ngành có nguy cơ ảnh hưởng nặng nề nếu thương chiến Mỹ - Trung leo thang.

Dệt may là một trong những ngành có nguy cơ ảnh hưởng nặng nề nếu thương chiến Mỹ - Trung leo thang.

Diễn biến khó lường

Sự leo thang theo kiểu “ăn miếng, trả miếng” giữa Mỹ và Trung Quốc đang là mối quan ngại không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia khác. Viễn cảnh về một cuộc chiến tranh thương mại lan rộng ra phạm vi toàn cầu không phải là không thể nếu như hai bên không có những động thái mới làm xoa dịu tình hình.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng các Bộ, ngành cần phải quyết liệt hơn, kịp thời hơn trong một thế giới đầy biến động. Bởi, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung với diễn biến khó lường là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay với nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam chịu thiệt hại nhiều hơn hưởng lợi

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam chịu thiệt hại nhiều hơn hưởng lợi

    11:33, 01/06/2019

  • Cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mạip/Mỹ-Trung?

    Cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung?

    02:49, 01/06/2019

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam cần am hiểu

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam cần am hiểu "luật chơi"

    11:00, 29/05/2019

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lối đi nào cho kinh tế Việt Nam?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lối đi nào cho kinh tế Việt Nam?

    07:30, 22/05/2019

  • Chiến tranh thương mại: Cơ hội bùng phát hàng giả!

    Chiến tranh thương mại: Cơ hội bùng phát hàng giả!

    11:00, 19/05/2019

  • Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: VND sẽ đi về đâu?

    Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: VND sẽ đi về đâu?

    10:03, 17/05/2019

Theo dự báo của giới phân tích, mặc dù trước mắt Việt Nam có thể sẽ hưởng lợi khi đón làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc và giành được thị phần từ tay các nhà sản xuất Trung Quốc, nhưng khi xáo trộn thương mại toàn cầu diễn ra trên diện rộng và trong thời gian dài, không quốc gia nào thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực.

  Việt Nam cần tăng cường dự trữ ngoại hối để làm bước đệm cho tỷ giá, đồng thời tăng năng lực điều hành, phối hợp linh hoạt giữa chính sách tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ các ngành dễ bị tổn thương.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể diễn biến theo nhiều kịch bản hết sức khó lường. Thứ nhất, hai bên có thể đạt được một thỏa thuận thương mại, loại bỏ thuế quan bổ sung áp đặt từ năm 2018. Đây là kịch bản có cơ hội xảy ra thấp nhất trong ngắn hạn. Thứ hai, hai bên đạt được thỏa thuận thương mại, nhưng mức thuế hiện tại (bao gồm cả đợt áp thuế mới nhất thực hiện năm 2019) vẫn không thay đổi. Đây là kết quả có khả năng xảy ra cao nhất. Cuối cùng là kịch bản hai bên không đạt được thoả thuận nào, đàm phán đổ vỡ và tiếp tục áp đặt thêm thuế quan. Đây là kịch bản tồi tệ nhất sẽ tác động trực tiếp tới tình hình xuất khẩu, nhập khẩu và thị trường tài chính trên thế giới và Việt Nam cũng khó tránh khỏi vòng xoáy tác động này.

3 phương án cho Việt Nam

Trong khi chờ Bộ Công Thương đưa ra kịch bản cho Việt Nam, thì nhiều chuyên gia đã bắt đầu đưa ra những kịch bản ứng phó chiến tranh thương mại cho nền kinh tế Việt Nam. Có lẽ, sẽ luôn phải chọn tình huống xấu nhất là cuộc chiến sẽ tiếp tục leo thang, cả Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng thuế và có thêm nhiều yếu tố mới.

Khi hàng rào thuế quan được đẩy lên mức độ mới, tất cả hàng hóa đi theo chuỗi cung ứng toàn cầu đều sẽ bị tác động, và đó không chỉ là câu chuyện của riêng Mỹ hay Trung Quốc. Là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới với quy mô khoảng 200% GDP, Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác động tiêu cực khi dòng chảy thương mại toàn cầu bị nghẽn lại.

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách Kinh tế vĩ mô, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương cho rằng, có 3 phương án mà Việt Nam cần áp dụng. Thứ nhất, do dựa vào xuất khẩu nên buộc Việt Nam phải xây dựng các kịch bản tương tác giữa 2 nền kinh tế này với các nền kinh tế khác. Thứ hai, giữ được sự kiên trì với quá trình cải cách thể chế kinh tế thực chất trong nước, đồng thời đẩy nhanh cải cách sẽ tạo thêm động lực và giảm chi phí bất hợp lý cho doanh nghiệp. Thứ ba, cần chuẩn bị về truyền thông, rõ ràng tâm lý thị trường ảnh hưởng rất lớn, nhất là với thị trường tài chính. Khi nhà đầu tư phản ứng quá nhanh với diễn biến của chiến tranh thương mại, Chính phủ cần có định hướng điều hành để bình ổn tâm lý và niềm tin thị trường.

Đặc biệt, Việt Nam cần tăng dự trữ ngoại hối để làm bước đệm cho ổn định tỷ giá, đồng thời tăng năng lực điều hành, phối hợp linh hoạt giữa chính sách tiền tệ và tài khóa để kịp thời hỗ trợ các nhóm ngành dễ bị tổn thương nhất.

Gia Bảo