Vai trò của chủ doanh nghiệp với truyền thông số trong Cách mạng công nghiệp 4.0

Diệp Chi 22/06/2019 08:49

Quản lý lĩnh vực truyền thông trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, yếu tố đổi mới và sáng tạo là hai yếu tố sống còn của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0, truyền thông số đã làm thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc đến nhiều Doanh Nghiệp Việt Nam, dẫn đến những thách thức mới, yêu cầu mới trong công tác quản lý và định hướng truyền thông của lãnh đạo các Doanh Nghiệp.

Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu một số vấn đề đặt ra và từ đó đề xuất một số vai trò, giải pháp đổi mới công tác quản lý truyền thông của Doanh Nghiệp Việt Nam hiện nay.

Cuộc cách mạng 4.0, với xu hướng phát triển mạnh mẽ của truyền thông số, sự thay đổi của các loại hình truyền thông, trong đó sự đột phá của Internet và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi và tác động sâu đến doanh nghiệp. Là quốc gia đang phát triển, việc tiếp cận những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường ngắn nhất để các doanh nghiệp Việt Nam bứt phá, tận dụng các cơ hội để tiếp cận nhanh chóng và gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thế giới.

Quản lý lĩnh vực truyền thông trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, yếu tố đổi mới và sáng tạo là hai yếu tố sống còn của doanh nghiệp, việc hiểu rõ đặc điểm và nắm bắt được xu hướng truyền thông trong thời đại số sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra được hướng đi phù hợp và hiệu quả. Theo đó, các vấn đề đặt ra với công tác quản lý truyền thông của chủ doanh nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, bao gồm:

Thay đổi tư duy và nâng cao năng lực quản trị để thích ứng

Đơn cử trong lĩnh vực bán lẻ, cuộc cách mạng 4.0 mở ra muôn vàn cơ hội cho các nhà bán lẻ Việt Nam trong việc mở rộng quy mô thị trường, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài. Với thành tựu của cách mạng 4.0, doanh nghiệp khi nắm bắt được xu hướng kinh doanh qua không gian mạng, việc kết nối giữa nhà phân phối, đơn vị thanh toán, đơn vị vận chuyển với người tiêu dùng sẽ thuận lợi và hiệu hơn rất nhiều. Các doanh nghiệp có thể truyền tải được thông điệp và chiến lược kinh doanh, Marketing thông qua các kênh truyền thông số, qua các phương tiện và công cụ truyền thông nhắm đến các khách hàng mục tiêu để thúc đẩy bán hàng, gia tăng doanh số, tương tác với khách hàng. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp nếu nắm bắt và hiểu rõ các kênh truyền thông và các phương tiện truyền thông, phát huy được vai trò định hướng truyền thông sẽ là một lợi thế giúp Doanh Nghiệp tiếp cận nhanh nhất tới khách hàng mục tiêu, có thể giảm tối đa chi phí vận hành vì không cần mở rộng quá nhiều mặt bằng kinh doanh, giảm bớt được chi phí thuê nhân viên bán hàng, tạo ra được doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp…Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển với tốc độ đột phá cũng đặt các doanh nghiệp Việt trước những nguy cơ, thách thức như nguồn nhân lực của bộ phận truyền thông năng lực còn hạn chế, tụt hậu về công nghệ, trình độ quản trị chưa đồng đều,… Giữa bối cảnh mà mọi thứ vận động thay đổi không ngừng, thì chiến lược tốt nhất là các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt xu thế, xây dựng được đội ngũ nhân sự có chất lượng, đào tạo và nâng cao năng lực quản trị, chủ Doanh Nghiệp cần thể hiện rõ vai trò định hướng truyền thông để phát huy được thế mạnh của Doanh Nghiệp, giảm thiểu những tác động tiêu cực, tận dụng tốt nhất cơ hội, ứng dụng 4.0 thành công vào công tác truyền thông của doanh nghiệp.

Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cần xác định tư tưởng, thay đổi tư duy chiến lược, kịp thời nắm bắt xu thế, ứng dụng các giải pháp truyền thông số, marketing 4.0 để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Các Doanh Nghiệp phải tập trung khai thác tài năng sáng tạo của nhân viên bằng cách thay đổi mô hình kinh doanh mới, tái cấu trúc bộ phận truyền thông tại Doanh Nghiệp, cơ cấu lại tổ chức hoạt động để phù hợp và thích ứng với các biến đổi đột phá của thời kỳ 4.0.

Trong cuộc CMCN 4.0, lấy khách hàng làm trọng tâm, đó là vấn đề cốt yếu quyết định việc doanh nghiệp phải tập trung cải thiện cách thức phục vụ khách hàng. Do đó, khi doanh nghiệp nắm bắt được xu thế, lựa chọn được kênh truyền thông quảng bá và marketing sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp phải gắn liền với phương thức tiếp thị trải nghiệm, cần phải làm cho khách hàng nhận rõ giá trị của sản phẩm mà họ nhận được trước khi bỏ tiền ra mua về, phải làm cho khách hàng thấy rằng họ nhận lại giá trị phục vụ tương xứng khi quyết định chi tiền mua và lựa  sản phẩm, không phải chi tiền để mua sản phẩm về. Truyền thông số, marketing 4.0 mở ra một chiều sâu mới, thay vì trước đây doanh nghiệp lựa chọn kênh truyền thông một chiều để bán được hàng thì ngày nay truyền thông số là một cuộc hội thoại từ nhiều phía để giúp Doanh nghiệp đến gần với Khách hàng hơn, góp phần gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Đổi mới sáng tạo để nâng cao vị thế cạnh tranh

Cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng là sự tích hợp của công nghệ thông minh, trí thông minh nhân tạo và kết nối của các thiết bị thông qua môi trường số và môi trường Internet. Do đó, nguyên tắc quản lý truyền thông truyền theo cách thức thống dần bị thay đổi và chi phối bởi các nền tảng công nghệ, trong đó các hệ thống quản lý thông minh dần dần thay thế sự can thiệp của con người trong vấn đề tổ chức, quản lý sản xuất, lựa chọn kênh truyền thông.

Chính vì vậy, CMCN 4.0 đòi hỏi người lãnh đạo doanh nghiệp, quản lý kinh tế phải có kiến thức truyền thông, nắm vững được chuyên môn, có năng lực tư duy, định hướng và sáng tạo, đổi mới, có kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin, có khả năng làm việc độc lập và ra quyết định dựa trên cơ sở phân tích các chứng cứ và dữ liệu từ các nguồn.

Khách hàng của mỗi doanh nghiệp đang sống trong kỷ nguyên công nghệ số, Doanh nghiệp hiện nay muốn trụ vững và phát triển trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, người lãnh đạo cần phải liên tục đổi mới sáng tạo, thay đổi bắt kịp với sự phát phát triển, bùng nổ truyền thông số, maketing 4.0. Để làm được điều đó đòi hỏi người lãnh đạo, cán bộ quản lý sáng tạo với tầm nhìn 4.0, nguồn nhân lực chất lượng cao và cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các phát minh, sáng tạo. Trước làn sóng của cuộc CMCN 4.0, doanh nghiệp cần đầu tư, tạo điều kiện cho những nhà khoa học, kỹ sư sáng chế biến ý tưởng triển vọng thành sản phẩm 4.0 thực tế, đầu tư đặc biệt cho những ý tưởng đột phá, đặc biệt là các giải pháp thông minh hoặc ứng dụng trí thông minh nhân tạo trong lĩnh vực truyền thông. Lấy tính sáng tạo của sản phẩm khoa học, công nghệ làm tiêu chí cao nhất để đánh giá chất lượng sản phẩm, cũng như đánh giá hiệu quả công việc và định mức thu nhập của các nhà khoa học, kĩ sư sáng chế.

Câu chuyện về Grab – một trong những doanh bắt kịp xu hướng của cuộc CMCN 4.0, tiên phong trong lĩnh vực này. Doanh nghiệp đã rất thành công trong việc xây dựng nền tảng công nghệ dịch vụ số, sáng tạo trong cách tiếp cận khách hàng và lựa chọn truyền thông số thông số hiệu quả. Khi công nghệ số trở thành trợ thủ đắc lực trong việc thu thập thông tin khách hàng, Doanh nghiệp sẽ xây dựng được những chiến dịch truyền thông chạm tới tim và cảm xúc của khách hàng, khiến họ thấy luôn được thấu hiểu, qua đó chiếm được niềm tin và tạo được dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Đây chính là thành công giúp cho Grab chiếm lĩnh được thị trường và đánh bại được nhiều đối thủ cạnh tranh tại mỗi quốc gia mà Grab đặt chân tới.

Cuộc CMCN 4.0 là cuộc cách mạng mang tính toàn cầu, đã làm thay đổi dần tầm nhìn của các nhà lãnh đạo, quản lý, do đó cần phải có cái nhìn đối sánh giữa các nhà lãnh đạo truyền thống và các nhà lãnh đạo thời đại 4.0. Đứng trước bối cảnh của truyền thông số thời đại 4.0 luôn luôn vận động và thay đổi, Doanh nghiệp chỉ có hai sự lựa chọn, một là thay đổi để thích ứng và vươn lên, tăng sức mạnh cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường, hai là cố chấp giữ các làm và tư duy truyền thông truyền thống để bị tụt hậu và mất vị thế cạnh tranh.

Diệp Chi