Cách thức mới để tiếp cận nguồn vốn FDI
Việt Nam đã có cách tiếp cận vốn FDI với cách mới, chủ trương mới không phải thu hút mọi dự án, các dự án nguy cơ an ninh, môi trường, công nghệ cũ không nên hợp tác.
Sau hơn 30 năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài, đến nay vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 350 tỷ USD, bình quân tăng trên 20%/năm trong 30 năm qua, đồng thời là khu vực tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, việc thu hút, quản lý và hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn còn những tồn tại, hạn chế và phát sinh những vấn đề mới cần điều chỉnh và rà soát lại cho phù hợp. Do đó, ngày 20/8/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 50/NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
“Ốc đảo” FDI
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Nghị quyết số 50/NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 đưa vào Nghị quyết cụm từ “hợp tác” đầu tư chứ không phải “mời gọi đầu tư”.
“Bởi đây là giai đoạn mới, với chủ trương này mở ra làn sóng đầu tư mới, thế hệ FDI mới vào Việt Nam”, Chủ tịch VCCI khẳng định.
Theo đó, Việt Nam đã trở thành quốc gia thu hút FDI thành công trong khu vực và thế giới, chỉ thua mỗi Singapore về số vốn đầu tư trên đầu dân.
Tuy nhiên, có điều chưa thành công là hiệu quả vốn FDI chưa tương xứng với số lượng vốn đầu tư. “Chúng ta trông cậy không chỉ huy động vốn mà có lan toả công nghệ, liên kết với doanh nghiệp trong nước. Chúng ta chưa làm được bao nhiêu”, TS Vũ Tiến Lộc thẳng thắn.
Trong chừng mực nào đó, không có sự lựa chọn, thậm chí không kết nối với được với doanh nghiệp trong nước mà còn chèn lấn DNVVN Việt Nam, đơn cử, doanh nghiệp FDI chiếm 50% trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, cứ 10 đồng xuất khẩu thì 7 đồng FDI. Trước đây tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp nội địa cao hơn.
Đáng chú ý, Chủ tịch VCCI cho biết, số liên doanh hơp tác doanh nghiệp Việt chỉ chiếm 2 phần trong 10 phần FDI. Theo khảo sát chỉ 14% doanh nghiệp nội địa nói rằng có quan hệ mua bán với doanh nghiệp FDI, 28% doanh nghiệp FDI mua hàng của doanh nghiệp nội địa, phần lớn trong đó cũng là doanh nghiệp FDI.
“Điều này tạo hiện tượng FDI tạo ốc đảo cho mình. Nếu không gắn kết, FDI không bén dễ sâu vào nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, đầu tư của doanh nghiệp FDI mong manh lớn, bất cứ thay đổi nào cũng có thể khiến họ chuyển sang nơi khác”, Chủ tịch VCCI phân tích.
Cùng quan điểm Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng nhận định, vốn FDI bên cạnh mặt tích cực cũng có hạn chế nhất định. “Đặc biệt sau 30 năm, thế và lực của nước ta có nhiều thay đổi, chúng ta có nhiều cơ hội lựa chọn, đến thời điểm ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp và dự án phù hợp với trình độ phát triển khoa học, công nghệ nước ta”, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Cẩn trọng vốn FDI Trung Quốc
10:22, 06/09/2019
Hơn 4 tỷ USD vốn FDI đã đổ vào TP HCM
21:20, 03/09/2019
Dòng vốn FDI từ Ấn Độ sẽ "đổ" vào lĩnh vực nào tại Việt Nam?
03:58, 29/08/2019
Cuộc đua hút dòng vốn FDI từ các nước trong khu vực ASEAN
11:00, 27/08/2019
Giải pháp vừa kéo vừa đẩy
Câu hỏi đặt ra, làm thế nào để kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước? Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho rằng đây là vấn đề được nhìn nhận từ lâu. “Chúng ta có nhiều yêu cầu nhưng chưa làm được nhiều, giờ Nghị quyết 50 chỉ ra giải pháp khuyến khích doanh nghiệp FDI để họ sử dụng dịch vụ doanh nghiệp trong nước, ngược lại có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nội địa, để nâng tầm sản phẩm, đáp ứng chuỗi giá trị của DN FDI. Đó là giải pháp vừa kéo vừa đẩy”, Thứ trưởng Thắng nói.
Theo đó, Nghị quyết 50 có nhiều rằng buộc về thu hút FDI, đặt mục tiêu giải ngân cao hơn trước, trong khi hiện nay giải ngân vốn còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Thắng cho biết từ quá trình làm việc với FDI ở nhiều cương vị, Nghị quyết 50 chỉ định vị lại thành phần kinh tế FDI là thành phần kinh tế Việt Nam, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Với tính chất hữu cơ như vậy, Nghị quyết 50 đưa ra mục tiêu khá cụ thể về FDI trong giai đoạn tới về vốn đăng ký, vốn thực hiện là điều bình thường.
“Các mục tiêu này, Bộ Chính trị đưa ở mức vừa phải, chúng ta đã tính toán để tránh khu vực FDI lấn át doanh nghiệp trong nước, FDI thúc đẩy kinh tế tư nhân nước ta phát triển. Tổng mức đầu tư chỉ từ 20-25% toàn xã hội, bảo đảm tính tự chủ nền kinh tế”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết.
Chính vì vậy, Nghị quyết của Bộ Chính trị đưa ra định hướng, chủ trương về thu hút FDI nhằm phát huy hết lợi thế và rủi ro của nguồn vốn. Nghị quyết đã dùng chữ “hợp tác” thay vì thể hiện bình đẳng, chủ động của chúng ta khi làm việc FDI, đề ra trách nhiệm của vốn FDI với nước ta.
“Chúng ta cũng không nên nhìn con số quy chụp đầu tư nước ngoài lấn át doanh nghiệp trong nước, mà chúng ta cần thúc đẩy nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong nước”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT nói.
Nghị quyết 50 xử lý đảm bảo kết nối liên thông giữa FDI với doanh nghiệp trong nước là bắt buộc, ngoài việc khuyến khích chuyển giao công nghệ, khuyến khích FDI mua hàng doanh nghiệp trong nước cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp trong nước “lớn lên”. Vậy phải làm sao để doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp FDI? Thời gian tới, theo Thứ trưởng Vũ Đại Thắng, việc xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý điều này.
“Chính sách, thể chế hoàn chỉnh, môi trường đầu tư trong nước đảm bảo. Lúc đó chúng ta mới mời gọi được nhà đầu tư trong nước có công nghệ hiệu quả”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT khẳng định.
Trong khi đó, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, Việt Nam đã có cách tiếp cận vốn FDI với cách mới, chủ trương mới không phải thu hút mọi dự án, các dự án nguy cơ an ninh, môi trường, công nghệ cũ không nên hợp tác.