Việt Nam tăng 10 bậc trong xếp hạng Chỉ số cạnh tranh toàn cầu
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đánh giá, chỉ số cạnh tranh của Việt Nam đã tăng 10 bậc, từ mức xếp hạng 77 hồi năm ngoái lên mức xếp hạng 67 trong năm nay.
Nguyên nhân được cho là do nền kinh tế Việt Nam có khả năng tận dụng các cơ hội từ chiến tranh thương mại để thu hút đầu tư và trở thành một trung tâm thương mại hấp dẫn hơn trong khu vực.
Theo đó, Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của WEF cho thấy, căng thẳng địa chính trị và thương mại đang khiến nền kinh tế trở nên bất ổn, và có thể làm giảm tốc thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, một số quốc gia đã cho thấy sự tiến bộ vượt bậc trong năm nay dường như nhờ được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, ngoài Singapore còn có Việt Nam.
Việt Nam cho thấy sự cải thiện lớn nhất giữa các quốc gia và khu vực, xếp thứ 67 năm 2019 với 61,5 điểm và tăng 10 bậc và tăng 3,5 điểm so với năm 2018, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đã đẩy các nhà sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Xét về các hạng mục chính, Việt Nam xếp hạng khá cao về chỉ số Market Size (Quy mô thị trường) - đứng thứ 26. Các chỉ số còn lại giao động từ hạng 41 đến hạng 93.
Về các chỉ số thành phần, Việt Nam nằm trong nhóm có mức độ khủng bố thấp nhất thế giới và lạm phát ổn định nhất thế giới, hai hạng mục này Việt Nam đạt trọn vẹn 100 điểm.
Có thể bạn quan tâm
Luật Lao động (sửa đổi) sẽ ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp?
11:00, 20/09/2019
Chất lượng “chìa khóa” nâng cao năng lực cạnh tranh
11:05, 26/06/2019
Nâng cao năng lực cạnh tranh phải bứt phá từ nâng cao năng suất, chất lượng
14:00, 23/06/2019
Chỉ số năng lực cạnh tranh duy nhất của Việt Nam tăng bền vững trong suốt 5 năm qua
05:00, 16/04/2019
Trong khi đó, chỉ số cạnh tranh của Mỹ giảm so với năm trước và kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn khi năng suất sản xuất giảm sút, bất chấp những chương trình nới lỏng tiền tệ từ các ngân hàng trung ương.
Singapore là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, trong khi các nền kinh tế lớn khác của châu Á, bao gồm Ấn Độ và Indonesia, đã bị giảm thứ trong bảng xếp hạng.
Singapore đã vượt qua Hoa Kỳ để đạt vị trí đứng đầu đầu trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ. Singapore đứng đầu danh sách về cơ sở hạ tầng, bao gồm chất lượng đường và hiệu quả của các cảng và sân bay.
Chỉ số hệ thống tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô của Singapore cũng tăng xếp hạng, nhưng báo cáo cũng chỉ ra rằng "để trở thành trung tâm đổi mới toàn cầu, Singapore sẽ cần thúc đẩy tinh thần kinh doanh và cải thiện hơn nữa nền tảng kỹ năng của mình".
Cũng theo báo cáo, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), Hà Lan và Thụy Sỹ nắm giữ ba vị trí còn lại trong danh sách năm quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu bảng xếp hạng về chỉ số cạnh tranh.
Báo cáo của WEF công bố khả năng cạnh tranh của 141 nền kinh tế quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên hơn 100 yếu tố trong hàng danh mục như y tế, hệ thống tài chính, quy mô thị trường, tính năng động trong kinh doanh và khả năng đổi mới.
Các tác giả của báo cáo cho rằng, còn quá sớm để đánh giá đầy đủ tác động của một số vấn đề trong nền kinh tế thế giới trong năm qua, đáng chú ý là căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc dẫn đến việc áp thuế đối với lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD.
Một số dấu hiệu cho thấy căng thẳng thương mại đã khiến một số nền kinh tế được hưởng lợi khi các doanh nghiệp tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, bà Zahidi cho rằng vẫn chưa có đủ thông tin để đánh giá tác động đầy đủ của hàng rào thuế quan đối với khả năng cạnh tranh. Dù vậy, bà lưu ý các biện pháp hạn chế thương mại dường như có liên quan đến sự sụt giảm lòng tin doanh nghiệp và đây có thể là “điềm xấu” cho kinh tế toàn cầu.