Thu hút FDI trong lĩnh vực cơ khí: (Kỳ 2) "Nuôi dưỡng" để đón sóng hội nhập

NGUYỄN VIỆT 11/08/2021 11:00

Việc hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam kết nối vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh là rất cần thiết.

Các chuyên gia cũng cho rằng, ngành cơ khí cần chính sách ưu đãi thu hút mới nhằm tận dụng tốt hơn dòng vốn FDI cho phát triển kinh tế, tạo ra sự liên kết với doanh nghiệp nội địa và nâng giá trị gia tăng cho khu vực kinh tế trong nước.

công nghệ ngành cơ khí vốn là lợi thế cạnh tranh của mỗi một quốc gia.

Công nghệ ngành cơ khí vốn là lợi thế cạnh tranh của mỗi một quốc gia.

Ngành cơ khí là lĩnh vực khó khởi nghiệp hơn các ngành khác, do đó Nhà nước cần phải nuôi dưỡng thậm chí “đỡ đầu” cho các doanh nghiệp cơ khí, đặc biệt khi họ đã “dũng cảm” chọn lĩnh vực khó khăn này.

Điều đó phải được thực hiện sớm ngay khi họ đang trong giai đoạn “trứng nước”. Nếu khối doanh nghiệp này cùng với khối doanh nghiệp cổ phần hóa được quan tâm thúc đẩy, mới mong có nhiều sáng chế, nhiều thành tựu trong lĩnh vực cơ khí tương lai.

Những doanh nghiệp cơ khí gắn bó, đam mê với nghề chủ động đề xuất hoặc được Nhà nước giao cho các đề tài nghiên cứu khoa học để có nhiều sản phẩm công nghệ cao, thân thiện môi trường đưa vào phục vụ cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp chưa nhiều. 

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam hiện có khoảng 25.000 doanh nghiệp cơ khí, chiếm 30% số doanh nghiệp chế biến, chế tạo. Song, các doanh nghiệp ngành này chủ yếu quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp và khó cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.

Do đó, thị phần cơ khí ở thị trường trong nước phần lớn vẫn thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Các sản phẩm cơ khí, nguồn nhân lực... thua kém các nước trong khu vực. Các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam tính liên kết còn hạn chế; yếu tố tạo lập thị trường, liên kết vùng, nhân sự... vẫn còn yếu.

Không những thế, các doanh nghiệp cơ khí của Việt Nam còn gặp không ít thách thức trong việc cải tiến công nghệ, bắt kịp xu hướng, nâng cao trình độ lao động, quản trị doanh nghiệp, cải thiện hạ tầng, cơ sở vật chất… để có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này sẽ khiến không ít các doanh nghiệp mất đi cơ hội phát triển khi "sóng" FDI vào Việt Nam.

Trong định hướng phát triển, ngành cơ khí Việt Nam không chỉ đặt mục tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, mà còn hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu. Nhưng liệu “giấc mơ” này có thành hiện thực khi sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam hiện có sức cạnh tranh thấp, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao mang “thương hiệu Việt” không nhiều?

Nhưng dần dần các Tập đoàn lớn cũng đã và sẽ chuyển giao một phần công nghệ của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Nhưng dần dần các Tập đoàn lớn cũng sẽ chuyển giao một phần công nghệ của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) Phạm Tuấn Anh đánh giá, ngành cơ khí đang phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu. Việc mở rộng thị trường vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu thông tin thị trường và năng lực cạnh tranh trong nước chưa đủ mạnh.

Bình luận về năng lực cạnh tranh của ngành cơ khí trên thị trường, ông Trần Văn Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty CP Kết cấu thép và Thiết bị nâng Việt Nam (Vinalift) cho rằng, các doanh nghiệp cần phải tạo thị trường bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm có giá cả cạnh tranh, tập trung vào công tác marketing (vốn đang yếu đối với doanh nghiệp ngành cơ khí Việt Nam) giới thiệu sản phẩm.

Cùng với đó, xây dựng các tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo, quản lý phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn khu vực. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên lựa chọn một vài sản phẩm nghiên cứu và sản xuất chuyên sâu, tăng cường hợp tác lẫn nhau để tránh đầu tư dàn trải.

Thời gian tới, Việt Nam sẽ triển khai nhiều dự án quan trọng, có tổng mức đầu tư lớn, như quy hoạch điện giai đoạn 2021 - 2030, đường sắt tốc độ cao, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các tuyến đường sắt nội đô, các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, dầu khí, kinh tế biển, đóng tàu, ô tô, xe máy, y tế, nông nghiệp… Đây là cơ hội lớn cho ngành cơ khí tận dụng những lợi thế, kết hợp ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất.

Mặt khác, việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do sẽ giúp doanh nghiệp trong nước có ưu thế hơn khi xuất khẩu tới các thị trường, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đây được xem là cơ hội để doanh nghiệp cơ khí trong nước nâng cao năng lực sản xuất.

“Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp cần khẩn trương có kế hoạch chi tiết liên kết trong sản xuất và cung ứng trang thiết bị máy móc do chính doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, sớm hình thành các cụm liên kết doanh nghiệp để đầu tư mở rộng sản xuất đáp ứng yêu cầu mới”, ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp Hội Cơ khí Việt Nam nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • 4 giải pháp trọng tâm trong thu hút FDI của Chính phủ

    4 giải pháp trọng tâm trong thu hút FDI của Chính phủ

    11:00, 26/04/2021

  • 4 giải pháp thu hút FDI cho vùng TP.HCM

    4 giải pháp thu hút FDI cho vùng TP.HCM

    11:00, 20/04/2021

NGUYỄN VIỆT