Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp

LAN VŨ 29/10/2021 03:00

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) là KCN đầu tiên cả nước thí điểm mô hình Kinh tế tuần hoàn.

Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”. Đây là lựa chọn tất yếu nhằm khắc phục hạn chế của mô hình tăng trưởng truyền thống và ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.

Xu hướng tất yếu

Ông Trần Xuân Việt – Phó Trưởng ban KHCN và Môi trường VUST (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) nhấn mạnh, kinh tế tuần hoàn là cách tốt nhất để phá vỡ mối liên hệ lâu nay giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Bởi các luồng vật liệu đã qua sử dụng đều được quay vòng trở lại thành đầu vào của quá trình sản xuất.

Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng mô hình KCN sinh thái nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững hơn. Trong KCN sinh thái đầu thải ra của một cá thể được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho một cá thể khác trong nền kinh tế. Như vậy dòng nguyên liệu sẽ được tận dụng tối đa để tạo ra sản phẩm và hạn chế tối thiểu nguồn thải bỏ. Cho đến nay, KCN sinh thái là một khái niệm tương đối mới và vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng, chuẩn xác. Tuy nhiên, có thể hiểu KCN sinh thái là một cộng đồng doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ nằm ở cùng một địa điểm. Các doanh nghiệp thành viên tìm cách nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội thông qua sự cộng tác về quản lý các vấn đề môi trường và tài nguyên.

Hội thảo khoa học “Đánh giá khả năng thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp Việt Nam”

Hội thảo khoa học “Đánh giá khả năng thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp Việt Nam”

Ông Nguyễn Ngọc Hoa – Viện trưởng Viện Khoa học – Công nghệ hàn Việt Nam cho rằng, phát triển kinh tế tuần hoàn, giúp Việt Nam giảm lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài, nhất là về nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ sản xuất. Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn giúp đạt được các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”.

kinh tế tuần hoàn và kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp là vấn đề mới, chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn thách thức, do đó cần nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể từ phía Nhà nước, các cơ quan quản lý, các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp trong và ngoài khu sinh thái, các chuyên gia và nhà Khoa học. Cần có lộ trình cho việc xây dựng và vận hành các KCN sinh thái với kinh tế tuần hoàn đóng vai trò chủ đạo. Cần tập trung vào một số giải pháp như thống nhất về nhận thức kinh tế tuần hoàn trong KCN, KCN sinh thái; tạo dựng khung pháp lý về kinh tế tuần hoàn, khu công nghiệp sinh thái; hình thành hệ thống chính sách đối với kinh tế tuần hoàn, công nghiệp tái chế…

PGS. TS Đặng Văn Thanh đề xuất, cần hoàn thiện và thừa nhận cũng như sử dụng bộ tiêu chí mô hình kinh tế tuần hoàn trong KCN. Dựa trên hai phương pháp tiếp cận kinh tế tuần hoàn và thực tiễn nghiên cứu KCN Việt Nam, đề tài đã đưa ra Bộ tiêu chí kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp theo cấp độ phân vùng (Quy mô nền kinh tế) và tiêu chí theo nhóm ngành Vật liệu. Đồng thời đã đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường khi áp dụng Bộ Tiêu chí kinh tế tuần hoàn.

“Sẽ có những ý kiến khác nhau về Bộ tiêu chí kinh tế tuần hoàn và có những thảo luận, trao đổi thêm, nhưng bộ tiêu chí do đề tài đề xuất là rất đáng trân trọng về ý tưởng. Đây là những gợi mở và phác thảo cần thiết. Cần hoàn thiện, cụ thể hóa bộ tiêu chí và đưa vào áp dung thực tế - PGS.TS Đặng Văn Thanh nhấn mạnh.

Mô hình điểm

Ông Phạm Hồng Điệp - HĐQT CTCP Shinec (Chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền) cho biết, mô hình KCN sinh thái Nam Cầu Kiền đang đáp ứng cả 2 phương pháp tiếp cận cơ bản của kinh tế tuần hoàn là quy mô nền kinh tế, thành lập các không gian địa lý và Nhóm ngành các nguyên vật liệu. Đồng thời, KCN Nam Cầu Kiền đã hoàn thành 100% 8 tiêu chí về KCN sinh thái theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ, phát triển thêm 4 tiêu chí về hoạt động sản xuất công nghiệp sinh thái, trở thành mô hình ưu việt cho nền kinh tế công nghiệp hiện đại ở Việt Nam, giải quyết mạnh mẽ thách thức giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Vận dụng kinh tế tuần hoàn tại Nam Cầu Kiền là sự cộng sinh đa dạng trong tổng thể mô hình cộng sinh lớn, từ đó tạo ra vòng tròn liên kết hữu cơ bền vững trên 3 trục:  Kinh tế – Môi trường – Xã hội và trong vòng tròn liên kết đó các dòng vật chất đều trở thành tài nguyên bền vững.

KCN sinh thái Nam Cầu Kiền đang đáp ứng cả 2 phương pháp tiếp cận cơ bản của KTTH là quy mô nền kinh tế, thành lập các không gian địa lý và Nhóm ngành các nguyên vật liệu.

KCN sinh thái Nam Cầu Kiền đang đáp ứng cả 2 phương pháp tiếp cận cơ bản của kinh tế tuần hoàn là quy mô nền kinh tế, thành lập các không gian địa lý và Nhóm ngành các nguyên vật liệu.

KCN Nam Cầu Kiền đã ký hợp tác với thành phố Kitakyushu, Nhật Bản xây dựng KCN sinh thái bao gồm cả 8 tiêu chí của Nghị định 82 và 4 tiêu chuẩn về thiết kế sản phẩm của doanh nghiệp và KCN dựa trên nội hàm của kinh tế tuần hoàn, thiết kế dây chuyền sản xuất dạng tuần hoàn từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, thu hồi, tái sử dụng, tái chế phế thải, tỷ lệ chất thải (Rắn, nước, khí) được tái sử dụng, tái chế mang lại hiệu quả kinh tế của từng doanh nghiệp và toàn bộ KCN, tiết kiệm tài nguyên năng lượng (Nhân tố đầu vào) so với khi chưa áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp và toàn bộ KCN.

KCN Nam Cầu Kiền đã tạo ra nhiều không gian xanh giữa KCN: Tổ hợp Vườn Nhật tại KCN, Nhà máy xử lý nước thải, vườn Bách thảo, Sa hình Chiến dịch Điện Biên Phủ, Vườn Hạnh phúc, Vườn Kỷ vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vấn đề này không chỉ tạo không gian cảnh quan môi trường tốt mà còn có ý nghĩa nhân văn giáo dục sâu sắc. Đặc biệt tổ hợp Vườn Nhật nằm tại khu vực Nhà máy xử lý nước thải tập trung của cả KCN có giá trị cao cả về kinh tế, môi trường và sức khỏe. Các chất thải rắn được xử lý ngay tại KCN, không phải mang chôn ở nơi khác, chất thải KCN được xử lý tại chỗ trong KCN và được đánh giá online qua hệ thống quan trắc tự động, liên tục truyền dữ liệu trực tiếp về Sở TN&MT Hải Phòng giám sát.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Cần ưu tiên hạ tầng lưới điện trong khu công nghiệp

    Quảng Ninh: Cần ưu tiên hạ tầng lưới điện trong khu công nghiệp

    08:57, 24/10/2021

  • 03/11: Tọa đàm Hạ tầng an sinh khu công nghiệp - Thực trạng và giải pháp

    03/11: Tọa đàm Hạ tầng an sinh khu công nghiệp - Thực trạng và giải pháp

    10:17, 22/10/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chủ trương đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 03 tại Hưng Yên

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chủ trương đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 03 tại Hưng Yên

    20:04, 21/10/2021

  • TP HCM:

    TP HCM: "Tái cấp" nhân lực cho các khu công nghiệp

    08:42, 19/10/2021

  • Phục hồi khu công nghiệp cần cơ chế nhanh, hiệu quả

    Phục hồi khu công nghiệp cần cơ chế nhanh, hiệu quả

    04:30, 13/10/2021

LAN VŨ