THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Huy động mọi nguồn lực phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo

DIỄM NGỌC - Ảnh: QUỐC TUẤN 26/11/2021 17:33

Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định khuyến khích huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

>> THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Cần nâng cấp lưới điện và tăng cường liên kết vùng

Tại Diễn đàn “Cơ chế thu hút đầu tư phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, ông Nguyễn Ninh Hải, Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết, Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại quyết định số 2068/QĐ-TTg đã xác định, khuyến khích huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

ông Nguyễn Ninh Hải, Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương

Ông Nguyễn Ninh Hải, Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương

Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp đạt khoảng 31,0% vào năm 2020; khoảng 32,3% vào năm 2030 và tăng lên, đạt khoảng 44,0% vào năm 2050.

Cùng với đó, Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XII cũng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo “Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng, ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch”, đồng thời đặt ra nhiệm vụ “Xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch”.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Ninh Hải cũng thẳng thắn chỉ rõ hạn chế: “Tỷ trọng cao của các nguồn điện gió, điện mặt trời đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác vận hành, điều độ kinh tế hệ thống điện, ảnh hưởng đến vận hành các nguồn nhiệt điện than, khí”.

Trong khi đó, mục tiêu phát triển NLTT tại Dự thảo quy hoạch điện VIII xác định ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện; tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 11,9-13,4% vào năm 2030 và khoảng 26,5-28,4% vào năm 2045. Đặc biệt, ưu tiên hơn đối với điện mặt trời phân tán với mục đích tự dùng là chủ yếu, điện mặt trời nổi. Với điện gió sẽ ưu tiên hơn đối với điện gió ngoài khơi và điện rác.

>> THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Cần khơi thông chính sách

Phát biểu kết thúc hai phiên thảo luận tại Diễn đàn, ông Phạm Ngọc Tuấn  - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp mong muốn, đây là một diễn đàn mở và sẽ nhận được thêm ý kiến của các chuyên gia, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời tiếp tục tiếp thu ý kiến đóng góp thông qua các kênh liên lạc.

Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp Phạm Ngọc Tuấn

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp 

Về tổng quan các nội dung ngày hôm nay, các thảo luận đã tập trung vào những vấn đề đó là:

Nội dung thứ nhất, liên quan đến chính sách thu hút đầu tư, phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam trong giai đoạn tới, đặc biệt là sau khi chúng ta đã có những động thái trong chỉ đạo của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch điện VIII. Và với những vấn đề đầu tư như vậy.

Trong đó, một là xoay quanh cơ cấu điện VIII, nhấn mạnh đến những vấn đề về điện ngoài khơi và điện mặt trời, chắc chắn những vấn đề đó chưa đến kết luận cuối cùng, nhưng chúng ta sẽ tiếp tục cùng trao đổi, cùng lắng nghe và chờ đợi quyết định chính thức, để làm căn cứ kế hoạch cho đầu tư giai đoạn tiếp theo.

Hai là xoay quanh các vấn đề về thủ tục, liên quan đến cơ chế chính sách đầu tư các vấn đề về tiếp cận dự án, đặc biệt trong này có nhấn mạnh đến vấn đề số hóa, đó là công cụ giúp Chính phủ cũng như xã hội có thể giám sát minh bạch hơn nữa trong hoạt động đầu tư với lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Ba là, chúng ta đề cập tới câu chuyện về chính sách để hướng tới sự chuyển dịch tổng thể ngành năng lượng tái tạo, bao gồm các vấn đề về thu hút đầu tư nội địa hóa, các vấn đề về nhân lực

Bốn là phần cực kỳ quan trọng, đó là cơ chế cạnh cạnh tranh liên quan đến vấn đề tài chính, nhưng các vấn đề mà đại diện Bộ công thương đã trình bày, liên quan đến giá, cơ chế đấu thầu và các vấn đề liên quan đến đầu tư hạ tầng cho ngành điện.

Trong nội dung thứ hai, Diễn đàn cũng ghi nhận ba vấn đề lớn như sau:

Thứ nhất, là về đầu tư phát triển bền vững liên quan đến công tác quản lý và đầu tư phát triển cho công nghệ năng lựợng tái tạo, đảm bảo quản lý, đảm bảo được các tiêu chuẩn kĩ thuật và sự an toàn cũng như yếu tố về môi trường.

Thứ hai, đó là những tác động của các dự án năng lượng tái tạo đối với môi trường môi sinh, nghĩa là với điều kiện sống ở các khu dân cư mà các dự án triển khai chứ không chỉ vấn đề môi trường. Đây là yếu tố mới mà chúng ta vẫn quan tâm.

Thứ ba, là cần có một chính sách khuyến khích, để làm sao từng bước hỗ trợ cho việc làm chủ các công nghệ.

Có thể bạn quan tâm

  • THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Doanh nghiệp đề xuất giá FIT mới cho điện gió

    16:56, 26/11/2021

  • Công bố kết quả bình chọn các dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu 2021

    16:54, 26/11/2021

  • THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Để phát triển bền vững cần tăng cường nội địa hóa

    16:45, 26/11/2021

  • THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Cần nâng cấp lưới điện và tăng cường liên kết vùng

    16:16, 26/11/2021

DIỄM NGỌC - Ảnh: QUỐC TUẤN