Tác động của đô thị hóa đến chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam
Dịch bệnh đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của người làm công, ăn lượng và do tác động của một số chính sách hỗ trợ thiếu đói trong người dân, nên mức chênh lệch này giảm còn 8,1 lần.
>>Đô thị hoá Việt Nam: (Kỳ 4) Ba hành động chính sách để hiện thực hóa hiệu quả
Theo phân tích của Tổng cục Thống kê về tác động đô thị hoá đến chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam vừa qua, một trong những vấn đề xã hội nảy sinh từ vấn đề đô thị hóa là chênh lệch thu nhập, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.
Đô thị hóa và quá trình phát triển đô thị là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có nước ta. Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi. Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố. Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội.
>>Đồng Bằng Sông Cửu Long: Tốc độ đô thị hóa đạt chưa đến 1% mỗi năm
Một trong những vấn đề xã hội nảy sinh từ vấn đề đô thị hóa là chênh lệch thu nhập, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. Sự phân hóa này có thể thấy rõ giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thu nhập trong xã hội, giữa các vùng kinh tế, giữa các địa phương,… số người giàu đang giàu lên nhanh và là nhóm người thiểu số sở hữu nhiều của cải, vật chất trong xã hội. Sự chênh lệch giàu nghèo sẽ dẫn tới sự bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ đô thị như nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế, cấp điện, môi trường.
Song song với sự gia tăng về số lượng đô thị là sự gia tăng về dân số ở khu vực thành thị, đặc biệt tại các khu đô thị lớn. Năm 2020, dân số của nước ta là 97,58 triệu người, trong đó dân số thành thị là 35,93 triệu người, chiếm 36,82% tổng dân số, tăng 6% so với năm 2010. Dân số thành thị tăng chủ yếu do tác động của di cư từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị chủ yếu để học tập và làm việc và chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 15-39 tuổi chiếm tỷ lệ 84%.
Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra giữa các tầng lớp dân cư
Theo số liệu công bố trong Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục thống kê, Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là 2 vùng có tỷ lệ di cư thuần cao nhất cả nước tương ứng là 3‰ và 18,7‰ vào năm 2020, đặc biệt là 1 số địa phương là trung tâm kinh tế như Hà Nội 3,7‰, thành phố Hồ Chí Minh 18‰ và một số địa phương tập trung các khu công nghiệp lớn như Bắc Ninh 35,8‰; Bình Dương 58,6‰; Đồng Nai 8,2‰; Bà Rịa – Vũng Tàu 3,2‰.
>>Đô thị hoá và "căn bệnh đầu to” khó chữa
Công nghiệp hóa và đô thị hóa cũng làm cho sự phân hóa giàu nghèo diễn ra giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt là người dân sống tại khu vực nông thôn, địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh do: Mất đi kế sinh nhai của người dân chủ yếu làm nông nghiệp khi trình độ không đáp ứng được nhu cầu làm việc tại các khu công nghiệp do chưa được đào tạo kịp thời, tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp.
Bất bình đẳng trong thu nhập còn được thể hiện qua khoảng cách về thu nhập giữa giữa các nhóm thu nhập, đặc biệt là nhóm người nghèo nhất (nhóm 1) và nhóm người giàu nhất (nhóm 5). Trong giai đoạn 2010-2020, thu nhập của tất cả các nhóm dân cư đều tăng, khoảng cách về thu nhập giữa nhóm 1 và nhóm 5 tăng từ 9,2 lần năm 2010 tăng lên 10,2 lần năm 2019, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh đã làm ảnh hưởng không nhở tới thu nhập của người làm công, ăn lượng và do tác động của một số chính sách hỗ trợ thiếu đói trong người dân do ảnh hưởng dịch bệnh nên mức chênh lệch này giảm còn 8,1 lần.
Chênh lệch giàu nghèo nhìn rõ hơn trên góc độ chênh lệch về giá trị tuyệt đối giữa các nhóm thu nhập, năm 2010 chênh lệch giữa nhóm thu nhập thấp nhất (nhóm 1) và thu nhập cao nhất (nhóm 5) là 3 triệu đồng, đến năm 2019 chênh lệch này tăng lên gấp 3 lần năm 2010 là 9,1 triệu đồng, năm 2020 mức chênh lệch này tuy có giảm nhưng khoảng cách vẫn lớn ở mức gần 8,1 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Đô thị hoá Việt Nam: (Kỳ 4) Ba hành động chính sách để hiện thực hóa hiệu quả
02:45, 15/08/2021
Đô thị hoá Việt Nam: (Kỳ 3) Cần chiến lược đô thị hóa phù hợp với các vùng khác nhau
04:00, 13/08/2021
Đô thị hoá Việt Nam: (Kỳ 2) Ba chính sách quan trọng không còn phù hợp
04:00, 11/08/2021
Tránh "lỗi sai" trong quá trình đô thị hóa
16:58, 12/09/2019