Chính thức đưa gói phục hồi kinh tế 35.000 tỷ đồng vào đời sống

THY HẰNG 31/01/2022 01:20

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15.

>>>Giảm thuế giá trị gia tăng còn 8%: Kích thích song song sản xuất và tiêu thụ

Theo đó, Nghị quyết nêu rõ thực hiện gói hỗ trợ chủ yếu trong 2 năm 2022-2023, một số chính sách có thể kéo dài, hỗ trợ đối tượng là người dân, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển cho nền kinh tế.

ghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện chủ yếu trong năm 2022-2023.

Đặc biệt, Nghị định với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được chi tiết cụ thể. Nhóm thứ nhất, mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh.

Trong đó, ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả, kịp thời Chương trình phòng chống dịch COVID-19 (2022-2023). Tiếp tục hướng dẫn và triển khai thực hiện lộ trình mở cửa lại du lịch, vận tải hàng không, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định hướng dẫn và tăng cường tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, thực hiện thống nhất các quy định về đi lại, di chuyển của người lao động, lưu thông hàng hóa.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh ở những nơi cần thiết, 

Nhóm thứ hai, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm. Cụ thể, bên cạnh hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, Nghị quyết nhấn mạnh thực hiện hiệu quả các chính sách cho vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Như cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP. Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 10.000 tỷ đồng.

Cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP. Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 15.000 tỷ đồng.

Cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến và trang trải chi phí học tập. Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 3.000 tỷ đồng.

cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 9.000 tỷ đồng. Cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập với tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 1.400 tỷ đồng.

Cấp bù lãi suất và phí quản lý tối đa 2.000 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai cho vay ưu đãi thuộc Chương trình theo cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý quy định tại quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Đồng thời, hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 02 năm 2022-2023 đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm và được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong giai đoạn 2022-2023. Tổng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất tối đa 3.000 tỷ đồng.

Tiếp tục tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động.

>>>Gói phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng: Chậm nhất khởi động trong Quý I/2022

>>>Thực thi gói hỗ trợ toàn dân: Lo ngại "ném tiền qua cửa sổ"

Nhóm thứ ba, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.Về miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, trong đó nổi bật là giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng (còn 8%).

Giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15. Tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP. Giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP. Tiếp tục rà soát, giảm các loại phí, lệ phí.

miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, trong đó nổi bật là giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng (còn 8%).

Nghị quyết 11/NQ-CP gồm các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, trong đó nổi bật là giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng (còn 8%).

Gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuê đất trong năm 2022.

Hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023. Nghiên cứu giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.

Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Nhóm thứ tư, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Theo đó, tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa lớn, có khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế.

Phấn đấu sớm hoàn thành toàn tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, các tuyến kết nối vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên với Miền Trung, các tuyến cao tốc vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long…

Nhóm thứ năm, cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Trong đó, khẩn trương xây dựng, trình ban hành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị quyết.

Tiếp tục rà soát, tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh lộ trình thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô. Theo dõi chặt chẽ các chỉ số vĩ mô để ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn.

Đánh giá cao quy mô gói hỗ trợ, nhưng nhiều chuyên gia nhấn mạnh, điều cần thiết hiện nay là cần đẩy nhanh tốc độ triển khai để vực dậy doanh nghiệp và nền kinh tế. Nói như PGS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, do dư địa chính sách dần thu hẹp, nên cần tập trung cải thiện hiệu quả công tác tuyên truyền và thực thi đối với các gói chính sách hỗ trợ đã ban hành. Các quy trình cần được đơn giản hóa, đặc biệt là đối với người dân, nhưng tập trung vào giai đoạn hậu kiểm và các chế tài xử phạt đối với các hành vi trục lợi chính sách.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel Holdings cho rằng, thời gian qua, doanh nghiệp không có doanh thu nên chính sách giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp không có tác dụng.

Còn về bản chất miễn thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp chỉ thu hộ, thời gian hỗ trợ ngắn nên không thấm vào đâu trong việc kích cầu tiêu dùng. “Doanh nghiệp thở ECMO rồi. Chúng tôi cần oxy. Chúng tôi mong gói hỗ trợ đủ lớn để giải quyết vấn đề”, Chủ tịch Vietravel Holdings nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Thực thi gói hỗ trợ toàn dân: Lo ngại "ném tiền qua cửa sổ"

    00:06, 31/01/2022

  • Triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350 nghìn tỷ ngay trong quý I/2022

    03:00, 29/01/2022

  • Tính hiệu quả các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế

    04:30, 27/01/2022

  • Thực thi gói hỗ trợ toàn dân: Phải đơn giản các thủ tục hỗ trợ

    00:06, 26/01/2022

THY HẰNG