Điểm tựa cho doanh nghiệp
Để phục hồi và vực dậy nền kinh tế, để gói hỗ trợ gần 350 nghìn tỷ đồng phát huy tác dụng tốt hơn, đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên, từ Nhà nước đến người dân và doanh nghiệp.
>>Thực thi nhanh và hiệu quả gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng
Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển KT-XH vừa được Quốc hội thông qua. Quy mô gói chính sách này khoảng 350.000 tỷ đồng.
Đây là gói hỗ trợ kinh tế có quy mô lớn nhất từ trước tới nay nhằm khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, tạo sức bật tăng trưởng lên mức 6,5 - 7%/năm.
"Bắt nhịp" với kinh tế toàn cầu
Thật ra, để phát triển kinh tế ngoài Chương trình này, chúng ta vẫn đồng thời thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế và các chương trình, nhiệm vụ khác. Tuy nhiên, biện pháp hỗ trợ theo Chương trình lần này có vai trò đặc biệt quan trọng đúng như tiêu đề của Chương trình.
Chúng ta đều biết dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân, sức khỏe doanh nghiệp và nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020-2021 ở mức rất thấp trong nhiều năm trở lại đây. Suy giảm ở cả 3 khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng mạnh trong khi đó, số doanh nghiệp gia nhập thị trường giảm xuống và có 119.800 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2021.
Bản thân mỗi doanh nghiệp trước hết tự thay đổi, để thích ứng với thay đổi bối cảnh mới. Doanh nghiệp cần năng động, chủ động, sáng tạo hơn, quản trị tốt hơn để thích ứng tốt hơn với xu hướng kinh doanh mới, thói quen tiêu dùng mới và công nghệ mới.
Dịch Covid-19 bộc lộ một số điểm yếu của xã hội như năng lực y tế, lao động, việc làm, bền vững... đòi hỏi phải được khắc phục ngay.
Rõ ràng, nếu không có sự hỗ trợ thêm vào từ phía Nhà nước thì bản thân xã hội, doanh nghiệp, nền kinh tế khó trụ vững chứ chưa nói là ổn định đời sống, phục hồi và phát triển mạnh mẽ để bù đắp cho suy giảm năm qua, để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng chung.
Hoặc nếu không để có thể tự phục hồi thì chúng ta cũng sẽ lỡ nhịp với hoạt động kinh tế toàn cầu, với xu hướng phục hồi từ 2021 và đang dần ổn định. Như vậy, thiệt hại sẽ còn lớn hơn nữa. Nói cách khác, phải có Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế.
>>Tính hiệu quả các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế
Và cơ hội cho doanh nghiệp
Chương trình đưa ra 5 nhóm giải pháp về tài khóa, tiền tệ, bao gồm: Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh; Bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; Phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; Cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Như vậy, doanh nghiệp thuộc đối tượng hỗ trợ của Chương trình có cả cơ hội nhận hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp. Đặc biệt, cơ hội gián tiếp dành cho mọi đối tượng doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp không thuộc phạm vi trực tiếp nhận hỗ trợ của Chương trình.
Hỗ trợ trực tiếp tập trung nhiều vào cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp và tạo điều kiện nguồn vốn cho doanh nghiệp, bao gồm: giải pháp cắt, giảm thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp, hỗ trợ lãi suất, cho vay ưu đãi...
Các tác động gián tiếp được tạo ra chính là cơ hội kinh doanh tốt hơn cho mọi doanh nghiệp. Ví dụ: cải cách thể chế sẽ tạo thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh (nhanh hơn, thuận lợi hơn). Mở cửa nền kinh tế chính là khôi phục lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Phát triển kết cấu hạ tầng không chỉ là cơ hội kinh doanh mà còn tạo ra hạ tầng thuận tiện cho hoạt động này.
Về tính khả thi và hiệu quả, "khả năng hấp thụ" là mối quan tâm lớn nhất của các bên có liên quan trong suốt quá trình thiết kế, xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, khả năng hấp thụ, có hai vấn đề cần quan tâm khi Chính phủ ban hành và triển khai Chương trình sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về giải pháp tài khóa, tiền tệ.
Thứ nhất, các điều kiện, trình tự, thủ tục để phân bổ và tiếp nhận các hỗ trợ phải được thiết kế đơn giản, phù hợp, công bằng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ. Tránh những bài học kinh nghiệm trong triển khai một số chính sách hỗ trợ trong thời trước đây.
Thứ hai, cần thiết lập một cơ chế tổ chức thực thi Chương trình hiệu quả, theo nguyên tắc tổng thể, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, kết hợp giám sát và hỗ trợ chuyên môn, đặc biệt gắn kết giữa Chương trình này với nhiệm vụ khác, như Chiến lược tổng thể về phòng chống dịch.
Có thể bạn quan tâm
Thực thi nhanh và hiệu quả gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng
05:10, 30/01/2022
Triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350 nghìn tỷ ngay trong quý I/2022
03:00, 29/01/2022
Tính hiệu quả các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế
04:30, 27/01/2022
Thực thi gói hỗ trợ toàn dân: Phải đơn giản các thủ tục hỗ trợ
00:06, 26/01/2022
Cơ hội cho tăng trưởng kinh tế 2022 từ gói hỗ trợ mới
05:00, 25/01/2022