Xe điện: Xu thế không thể đảo ngược
Việt Nam chưa có chính sách khuyến khích cho các nhà đầu tư sản xuất, hạ tầng sạc, cũng như khuyến khích người tiêu dùng.
>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thu hút nhà đầu tư lớn đến đầu tư sản xuất xe điện tại Việt Nam
Trước xu thế xe điện trên toàn cầu cũng như mục tiêu giao thông xanh của Việt Nam, Phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trò chuyện cùng ông Hoàng Mạnh Tân – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Sơn Hà, một trong những doanh nghiệp đầu tư bài bản về sản xuất xe điện tại Việt Nam.
- Ông có thể cho biết tại sao xe máy xăng ở nước ta lại được dùng nhiều như vậy? hệ lụy của nó là gì các quốc gia trên thế giới đã giải quyết chúng như thế nào thưa Ông?
Động cơ đốt trong đã chiếm lĩnh gần 1 thế kỷ, đến hiện tại gần như đã dùng hết trữ lượng mà nhiên liệu hóa thạch có thể hóa dầu trên toàn thế giới, đồng nghĩa rằng hàng năm các phương tiện giao thông thải ra môi trường khoảng 17 tỷ tấn Co2/Năm. Lượng Co2 này tồn trong bầu khí quyển tới trăm năm, nó phá hủy tần Ozon, gây hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, …cùng hàng loạt hệ lụy khác.
Việt Nam có khoảng 70 triệu xe máy đang lưu hành, là quốc gia nhiều xe máy xăng nhất so với mật độ dân số, sản lượng đứng thứ 4 thế giới, tai nạn giao thông liên quan đến xe máy xăng cũng lớn nhất thế giới, đồng nghĩa là mỗi người dân Việt Nam ở độ tuổi trưởng thành là có xe. Với các xe máy xăng động cơ 1 xilanh tiêu chuẩn về mặt khí thải cực kỳ thấp, nếu đánh giá ở tiêu chuẩn chất lượng khí thải euro 3, euro 4, euro 5… là không thể đạt được. Đây chính là thủ phạm gây ô nhiễm rất cao, nhất là trong khu đô thị với mật độ cao sẽ gây ra ô nhiễm cục bộ, dẫn đến Hà Nội, TP HCM là những thành phố ô nhiễm nhất thế giới những năm gần đây.
Lượng xe máy xăng ở nước ta tồn tại lâu như vậy bởi nhiều lý do khác nhau: Thứ nhất, mức thu nhập của người dân lao động không thể tiếp cận được phương tiên ô tô nên phải sử dụng xe gắn máy. Thứ hai, là điều kiện về hạ tầng giao thông kém, quy hoạch đô thị lộn xộn. Thứ ba, không có chính sách hạn chế nó, cũng như chưa có khuyến khích phát triển và dùng phương tiện bảo vệ môi trường. Chính vì vậy gắn máy là thị trường béo bở cho các hãng như: Honda, Yamaha,….
Trung Quốc cách đây 10 năm các đô thị có cả Bắc Kinh là những Thành phố ô nhiễm nhất thế giới (không khí, bụi, tiến ồn) nhưng mức độ ô nhiễm lúc đó còn thấp hơn ở các thành phố lớn hiện này của Việt Nam. Trung Quốc đã thực hiện cuộc cách mạng nhằm cải thiện môi trường trong đó có việc cấm luôn xe máy xăng vào các đô thị, thành phố, các phương tiện đi trong nội đô chỉ là phương tiện công cộng, xe máy điện. Ở Singapore là quốc gia bỏ hết các phương tiện cá nhân, các phương tiện giao thông cơ bản đều sử dụng điện, khí hóa lỏng.
Việt Nam vẫn đang ở khúc quanh đó là, chưa nhìn nhận vấn đề về môi trường mà chỉ nhìn nhận về vấn đề phương tiện đi lại và vấn đề phương tiện đi lại cũng tự phát, cũng như sử dụng phương tiện xe máy xăng là thói quen, mặc dù việc di chuyển trong nội đô chỉ 10km-20km nhưng thói quen sử dụng vẫn mua xe máy xăng bình thường. Với mức độ tiêu thụ cao vậy dẫn đến việc ô nhiễm môi trường, xăng dầu tăng, các chi phí khác tăng cao, chúng ta cần phải thay đổi thói quen sử dụng phương tiện giao thông.
Như ở các Quốc gia Châu Âu giá xe máy điện đắt gấp đôi xe máy xăng, việc sử dụng xe điện được Chính phủ hỗ trợ tối đa, hỗ trợ chính sách cho nhà sản xuất, xây dựng hạ tầng trạm sạc khắp các thành phố, hỗ trợ một phần tiền cho những người dùng xe máy điện… đặc biệt những người sử dụng xe điện xem là những công dân gương mẫu (danh dự công dân), họ tự hào vì đã góp phần bảo vệ môi trường.
- Vậy, các nhà sản xuất xe điện trong nước đang gặp phải khó khăn thách thức nào? Giải pháp nào cho sự phát triển xe điện tại Việt Nam, thưa ông?
Việt Nam chưa có chính sách khuyến khích cho các nhà đầu tư sản xuất, hạ tầng sạc, cũng như khuyến khích người tiêu dùng. Các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam rất muốn phát triển thương hiệu xe trong nước nhưng chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tuyên truyền… các nhà sản xuất trong nước tự tìm mọi cách để sống được để đưa sản phẩm ra thị trường, trong khi người sử dụng xe trong nước lại có quan niệm rằng xe điện phải rẻ hơn xe xăng, điều này dẫn đến chất lượng giảm dần và dần mất niềm tin của người tiêu dùng. Do vậy, Việt Nam cần tạo ra cuộc cách mạng bằng việc đưa ra các chính sách hỗ trợ, khuyến khích việc sử dụng xe điện thì người sử dụng vẫn đi theo thói quen dùng xe xăng và các doanh nghiệp sản xuất xe điện trong nước sẽ chết dần.
Hiện nay, các nhà sản xuất xe điện của Việt Nam đang chết dần vì thiếu chính sách, nhiều nhà sản xuất bỏ giữa chừng, hoặc làm kiểu gian dối nguyên nhân chính là hiệu quả không có, đặc biệt là có rất nhiều tiêu chuẩn bất cập, chủ yếu đưa ra chỉ nhằm mục đích yếu tố quản lý hành chính chứ không nói đến tiêu chuẩn về công nghệ… dẫn đến doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này rất khó khăn và không muốn tham gia.
Vin Group là 1 trong những nhà sản xuất đi tiên phong trong lĩnh vực xe điện. Doanh nghiệp đưa ra rất nhiều chính sách khuyến khích người tiêu dùng như: Xe máy hỗ trợ 10.000.000 VNĐ /xe.Về bản chất xe máy điện Vinfast như tính toán khi ra thị trường giá đã là rất tốt so với chất lượng. Tính toán riêng thị trường xe máy điện mỗi năm Vinfast lỗ khoản 600-700 tỷ đồng. Do vậy, nếu không có sự Chính sách đồng bộ và kịp thời từ Chính phủ thì Vinfast cũng gặp khó nói gì các doanh nghiệp nhỏ khác.
Xu hướng xe điện trên thế giới là tất yếu, trong khi đó thị trường khối ASEAN có rất nhiều tiềm năng. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp. Nhiều hãng sản xuất xe lớn như: Toyota, Honda… đang có sản lượng xe xăng rất lớn cũng đang chuyển đổi xe điện, đồng thời có các chính sách bảo vệ người tiêu dùng.
Trân trọng cảm ơn ông.
Có thể bạn quan tâm
VinFast và Pininfarina công bố chi tiết thiết kế xe điện VF 8 và VF 9
10:47, 02/03/2022
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thu hút nhà đầu tư lớn đến đầu tư sản xuất xe điện tại Việt Nam
20:20, 26/01/2022
Liệu Việt Nam có sản xuất và kinh doanh xe điện thành công?
05:00, 20/01/2022
Có gì “hot” trong tham vọng xe điện của Sony?
04:08, 06/01/2022