Chuyển đổi mô hình tăng trưởng: Tìm kiếm động lực mới trên cơ sở nào?

PGS. TRẦN ĐÌNH THIÊN, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam 12/05/2022 01:32

Nền kinh tế đang xuất hiện những trở lực phát triển, việc tìm ra các nguyên nhân, giải pháp khắc phục thực chất cũng chính là tìm kiếm những động lực mới.

>>Chuyển đổi mô hình tăng trưởng (Bài 1): Khắc phục nguy cơ tụt hậu

Công cuộc đổi mới kinh tế hơn 30 năm qua có nội dung cốt lõi là thay đổi phương thức phát triển – từ hệ thống thể chế - quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa “truyền thống” sang cơ chế cạnh tranh thị trường. Phương thức phát triển mới được xác lập đã giúp nền kinh tế đang bị kiệt quệ do khủng hoảng hồi sinh nhanh chóng, mang lại cho nó một động thái phát triển mới và những kết quả tăng trưởng và phát triển kinh tế ngoạn mục.

Tuy nhiên, song song với những thành tích “ngoạn mục” đó, trong nền kinh tế cũng xuất hiện những trở lực phát triển, làm triệt tiêu hoặc “chệch hướng” các động lực phát triển mới được xác lập và ngày càng trở nên khó khắc phục.

Sự phân tích dưới đây mổ xẻ xu thế “phản lực” này, những hậu quả và nguyên nhân của nó, với mục tiêu tìm kiếm các giải pháp khắc phục và vượt qua - thực chất là tìm kiếm những động lực phát triển mới.

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đề ra nhiệm vụ “đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng” với nhiều nội dung mới, yêu cầu mới.

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đề ra nhiệm vụ “đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng” với nhiều nội dung mới, yêu cầu mới.

Nhịp độ tăng trưởng giảm

Để nhận diện thực trạng vận hành các động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế, trước tiên, hãy phân tích xu thế tăng trưởng và phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn.

Xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1991- 2020 qua từng nhịp 10 năm: sau nhịp 10 năm đầu tiên có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,6 , tốc độ tăng trưởng hàng năm của nhịp 10 năm thứ hai giảm 1% và của nhịp 10 năm thứ ba giảm 0,6.

Xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng GDP là “vững chắc” – vì nó kéo dài trong suốt 3 thập niên, đi ngược lại mục tiêu ưu tiên cao nhất xuyên suốt là “phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước”.

Tại sao lại như vậy? Có phải nền kinh tế Việt Nam đã đạt tới quy mô đủ để xác lập mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng GDP?

Trên thực tế, rõ ràng là không có gì bảo đảm cho một câu trả lời khẳng định. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay gần đây hơn, nền kinh tế Trung Quốc, đều đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng cao không dài trong hơn 3 thập niên, kể cả khi nền kinh tế đã đạt tới quy mô lớn, vượt xa quy mô kinh tế Việt Nam hiện nay.

Còn một thực trạng tăng trưởng khác, phản ánh bản chất: xu thế tụt hậu phát triển của Việt Nam so với thế giới, nhất là với các nước trong khu vực.

Tình trạng tụt hậu xa hơn của Việt Nam so với các đối thủ đua tranh chủ yếu đã không còn là nguy cơ mà đã thành hiện thực đáng lo ngại. Thực tế này hàm ý rằng thành tích tăng trưởng của Việt Nam chưa đủ xuất sắc để rút ngắn, thu hẹp khoảng cách tụt hâu phát triển; rằng động lực tăng trưởng và phát triển của Việt Nam chưa đủ mạnh để giúp nền kinh tế bứt lên, tiến vượt và tiến kịp thế giới.

Nguyên nhân của tình trạng này không thể giải thích bằng tác động bên ngoài, hay ở các nguyên nhân ngẫu nhiên, ngắn hạn. Vấn đề mấu chốt là động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã suy giảm liên tục sau giai đoạn khởi động đổi mới khá ngoạn mục.

ồ thị cho thấy xu thế “tụt hậu xa hơn” của Việt Nam chỉ đến năm 2016, song thực tế di n biến v n xác nhận sự tiếp tục của xu thế đó cho đến hiện nay (2021).

Đồ thị cho thấy xu thế "tụt hậu" phát triển của Việt Nam so với thế giới, nhất là với các nước trong khu vực đến năm 2016

Tính dài hạn của xu thế suy giảm tốc độ tăng trưởng liên tục trong dài hạn gợi lên nguyên nhân thuộc về cơ cấu nội tại của nền kinh tế chứ không phải là do những sai sót chính sách nhất thời hay những yếu kém riêng lẻ nào đó của bộ máy điều hành.

Tức là có vấn đề về sự suy yếu liên tục của động lực tăng trưởng của nền kinh tế chuyển đổi –mang tính hệ thống, gắn với phương thức phát triển chứ không đơn thuần là những động lực cụ thể gắn với các giải pháp riêng biệt.

Nhận định này được bổ sung bằng một thực trạng phát triển “khác”:

Trong hơn 30 năm đổi mới (1986-2018), nền kinh tế nước ta đã trải qua 3 lần năm rơi vào khủng hoảng và xử lý khủng hoảng (1986-1990; 1997- 1999 và 2008-2015).

Trải qua các đợt thăng trầm, đến nay, sức khỏe của nền kinh tế vẫn chưa phục hồi đầy đủ. Những thành tựu đạt được của giai đoạn 1990-1996 nhờ động lực cải cách – mở cửa, của giai đoạn 2000-2007 (động lực là cải cách - hội nhập), đã bị xói mòn đáng kể trong thời kỳ khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Á (1997- 1999) và giai đoạn khủng hoảng hậu gia nhập WTO (2008-2015).

Tình hình đó phản ánh tính không vững chắc của quá trình tăng trưởng và phát triển, xu thế kém ổn định của các động lực phát triển.

Nguyên nhân suy giảm động lực tăng trưởng và phát triển

Trong giai đoạn đầu tiên của Đổi mới, nỗ lực chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường đã tạo ra động lực phát triển kép trong nền kinh tế, đó là, thay đổi cấu trúc sở hữu, tạo động lực cạnh tranh thị trường và điều tiết nhà nước, thực hiện chế độ phân phối vừa tuân thủ quy tắc thị trường (phân phối theo lao động và theo đóng góp tài sản), vừa bảo đảm công bằng xã hội (xóa đói giảm nghèo, chính sách xã hội) đã giúp nền kinh tế nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng, xác lập đà tăng trưởng và phát triển mới.

Cùng với đó, nỗ lực mở cửa cũng đã mang lại cho nền kinh tế 2 loại động lực tăng trưởng mới mạnh mẽ. Đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng xuất khẩu.

Tuy nhiên, sau giai đoạn khởi động Đổi mới, xuất hiện nhiều yếu tố cản trở, làm suy yếu động lực phát triển kinh tế.

Theo đó, sự rườm rà, phức tạp và kém hiệu quả của hệ thống quy định, điều kiện kinh doanh của Nhà nước đã làm tăng chi phí kinh doanh gấp bội, làm suy yếu sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có, vào nguồn lao động thiếu kỹ năng, vào việc “bơm” tín dụng rẻ đã gây ra hệ lụy triệt tiêu động lực: đánh đổi tăng trưởng với môi trường, nền kinh tế tiền lương thấp, xu hướng lạm phát cao...

Tích hợp những yếu tố “tiêu cực” đó tất yếu dẫn đến một nền kinh tế mang nặng tính đầu cơ. Không hề là tình cờ khi trong nhiều năm liền, số lượng doanh nghiệp bất động sản, các trung tâm, tư vấn môi giới kinh doanh bất động sản và chứng khoán thường chiếm tỷ lệ áp đảo trong tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.

Trong nhiều năm, mô hình tăng trưởng của Việt Nam được thiết kế theo định hướng khuyến khích nhập khẩu – cả đầu vào lẫn hàng tiêu dùng thông thường, không khuyến khích sản xuất nội địa và xuất khẩu. Cơ chế phân bổ ngân sách và phân bổ vốn đầu tư dựa trên nguyên tắc xin – cho, cho đến chính sách tỷ giá hối đoái, thuế xuất – nhập khẩu – đã trở thành động lực mạnh thúc đẩy xu hướng lệ thuộc nhập khẩu đầu vào, khuyến khích phát triển các ngành gia công, lắp ráp, khai thác tài nguyên, kìm hãm phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Mô hình tăng trưởng đó không khuyến khích đổi mới – sáng tạo, triệt tiêu năng lực liên kết chuỗi và cạnh tranh lành mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp Việt.

Cùng với đó, quá trình thu hút vốn FDI đang bộc lộ những hạn chế nhất định như vấn đề ô nhiễm môi trường, chuyển giao công nghệ... chưa mang kết quả như mong đợi.

Để thu hút đầu tư nước ngoài, hệ thống chính sách và giải pháp không chỉ dựa vào yếu tố hấp dẫn của Việt Nam là các “lợi thế sẵn có” (lợi thế đi sau, vị trí địa – kinh tế “đắc địa”, tài nguyên dồi dào, chi phí nhân công thấp, lao động chăm chỉ, môi trường chính trị - xã hội ổn định) mà còn nhấn mạnh các ưu đãi chính sách –thuế, tiếp cận đất đai, giá cả đầu vào (giá năng lượng, phí môi trường thấp), tiếp cận nhân lực, ít phải chịu tác động lạm phát trong nước và lãi suất vay cao, tỷ giá hối đoái ổn định… bởi những ưu đãi đó tạo ra tình thế cạnh tranh bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, lợi ích quốc gia phải chịu thiệt.

Cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài giữa các địa phương theo nguyên lý “cùng xuống đáy” gây tổn hại lợi ích cho các địa phương, làm cho các doanh nghiệp trong nước, vốn đang yếu, dễ rơi vào thế bất lợi, chịu thiệt nhiều mặt, giảm động lực phát triển.

Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng giải thích tại sao đa số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam sử dụng công nghệ không cao, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn, trả lương thấp và không muốn liên kết phát triển với các doanh nghiệp nội địa.

Một bộ phận lớn doanh nghiệp nước ngoài, khai lỗ liên tục nhiều năm nhưng lại không ngừng mở rộng kinh doanh, trở thành khu vực động lực phát triển ngày càng quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Hạ tầng giao thông là động lực phát triển kinh tế các vùng miền

    00:23, 03/05/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế tỉnh Kiên Giang

    20:17, 05/04/2022

  • Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Cảng hàng không Điện Biên sẽ tạo ra động lực phát triển mới

    09:56, 22/01/2022

  • Nam Định khởi công KCN hơn 1.600 tỷ đồng, tạo động lực phát triển vùng

    00:33, 26/11/2021

  • Cơ chế đặc thù cho các địa phương: “Bước chạy đà” tạo động lực phát triển

    14:14, 22/10/2021

  • Sân bay Điện Biên và động lực phát triển kinh tế mới

    12:25, 14/10/2021

  • COVID-19 và động lực phát triển dịch vụ số hóa

    11:11, 02/09/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chuyển đổi số - Động lực phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã

    20:10, 14/06/2021

PGS. TRẦN ĐÌNH THIÊN, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam