“Mạnh dạn” đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 vượt 7%
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5-7%, chúng ta có thể mạnh dạn đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2023 là trên 7%.
>>Kích hoạt “cỗ máy in tiền” cho du lịch Việt Nam
Chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân đề xuất cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2023.
Theo chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân, năm 2023 là năm bản lề của kế hoạch kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5-7%, chúng ta có thể mạnh dạn đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2023 là trên 7%. Đây là vấn đề GDP của năm 2023.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều yếu tố bất định, khó dự báo, do đó chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân đồng tình và thống nhất quan điểm của Thủ tướng Chính phủ, đó là: “Chúng ta đi tìm sự ổn định trong điều kiện có nhiều yếu tố bất định. Đây là yếu tố rất quyết liệt”.
Nhưng để làm được điều đó, theo chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân việc quan trọng là phải nâng được “thể trạng” của nền kinh tế, “sức khỏe” của doanh nghiệp và người dân. Có như vậy chúng ta mới tăng được sức chống chịu trước những biến động bất ổn như đại dịch Covid-19 vừa qua.
Để đạt được mục tiêu này, chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân đề xuất tiếp tục triển khai 3 đột phá chiến lược, như thể chế, hạ tầng kinh tế xã hội; nhân lực và “bài toán” về vốn.
Với “bài toán” về vốn, vốn ngắn hạn ở ngân hàng thương mại, vốn trung và dài hạn ở thị trường chứng khoán. Cho nên, chúng ta cần sớm có thể chế hoàn chỉnh để thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.
Nhận định về kinh tế Việt Nam trong năm 2023, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương bày tỏ sự thận trọng. Bởi nếu phân tích kỹ mục tiêu tăng trưởng trong cả nhiệm kỳ, năm ngoái 2,5%, năm nay 7,5% thì qua 2 năm mới đạt 5,5%. Trong khi, mục tiêu của cả nhiệm kỳ chúng ta đặt ra là tăng trưởng 6,5-7%. Như vậy trong 3 năm còn lại phải nỗ lực rất lớn.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, áp lực lạm phát đang rất cao, chính sách tiền tệ sắp tới đây không thể hỗ trợ tăng trưởng, dư địa của chính sách tài khóa sẽ giảm, chi phí đầu vào tăng, đầu ra không tăng được có nghĩa lợi nhuận doanh nghiệp đang giảm sút, dòng tiền vào doanh nghiệp và sản xuất đang có vấn đề.
“Động lực tăng trưởng sắp tới đây, như xuất khẩu sẽ giảm, FDI vào sẽ giảm, từ đó giải ngân FDI sắp tới sẽ giảm. Đầu tư nhà nước có cải thiện nhưng không có những thay đổi, kể cả đầu tư vào tư nhân. Như vậy, động lực cho thời gian sắp tới không nhiều tích cực”, TS. Nguyễn Đình Cung cảnh báo những khó khăn tiềm ẩn và đề nghị chuẩn bị sẵn sàng các giải pháp để ứng phó.
>>Khi siêu thị không còn là “siêu nhân”
>>Dự báo chi tiêu trong “túi tiền” của người tiêu dùng
>>Tăng trưởng kinh tế giúp tránh “lạm phát do tâm lý”
Thứ nhất, về đầu tư công đề nghị Thủ tướng nên lập Tổ phân tích rõ những nguyên nhân. Tổ này độc lập, phân tích đánh giá, phân loại các nguyên nhân, đề xuất phương án xử lý.
Cũng tương tự như vậy với đầu tư nhân, ở các địa phương có quá nhiều dự án lớn nhỏ đều bị ách tắc, đề nghị có Tổ phân loại nguyên nhân, có chỉ đạo sau đó tháo gỡ ách tắc cho dòng vốn đầu tư cả nhà nước và tư nhân. Một nguồn lực rất lớn nhưng chúng ta không sử dụng một cách hiệu quả.
Thứ hai, cần một cách tiếp cận động lực tăng trưởng mới, đó là động lực tăng trưởng theo vùng kinh tế. Để duy trì và phục hồi động lực tăng trưởng, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, nhìn trong tương lai dài hạn 5-7 năm tới, nếu chúng ta đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng cao toàn bộ nhiệm kỳ tăng trưởng 6,5-7%, thì cần một cách tiếp cận động lực tăng trưởng khác đó là động lực tăng trưởng theo vùng kinh tế.
Động lực tăng trưởng của miền Đông Nam bộ và khu vực sông Hồng chiếm 60% GDP và nếu chúng ta thúc đẩy 2 vùng này tháo gỡ điểm ngẽn của nó, làm nó phát triển tăng trưởng 9-10% thì cả nước sẽ tăng trưởng 7-8%. Cái này hoàn toàn nằm trong tầm tay.
Thứ ba, phải có một hệ khuyến khích đầu tư mới để thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào những vùng đô thị phát triển, không phải vào vùng sâu, vùng xa. Đó là cách chúng ta tạo động lực tăng trưởng, đồng thời đổi mới mô hình tăng trưởng.
“Chỉ khi 2 đầu của đất nước đổi mới mô hình tăng trưởng thì cả Việt Nam mới đổi mới mô hình tăng trưởng còn nếu không chúng ta sẽ dậm chân tại chỗ, tái cơ cấu, tái cơ cấu và tái cơ cấu nói mãi vẫn không tái được”, TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Giao kế hoạch đầu tư vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
20:59, 23/09/2022
Nền kinh tế tự cường
04:30, 21/09/2022
Để du lịch Hải Phòng trở thành trụ cột kinh tế
04:00, 19/09/2022
Tăng trưởng kinh tế giúp tránh “lạm phát do tâm lý”
14:46, 18/09/2022
Kinh tế Việt Nam “lội ngược dòng” do chủ động và linh hoạt
11:06, 18/09/2022
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô là mục tiêu hàng đầu
09:00, 18/09/2022