TP.Thủ Đức sẽ được tăng thêm 4 quyền để tự chủ

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 09/10/2022 09:52

Kể từ ngày 23/12/2022, Thủ Đức sẽ được tăng quyền trong 4 lĩnh vực, gồm: xây dựng - môi trường - đô thị; kinh tế - ngân sách - dự án; tư pháp; văn hoá - giáo dục - thông tin - xã hội - khoa học.

>>Chủ tịch UBND TP.HCM: "Giao cơ chế đặc thù nhưng khi làm vẫn phải hỏi ý kiến các Bộ"

Theo quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi, kể từ ngày 23/12 đến hết 2024, UBND TP.HCM cho phép TP.Thủ Đức được quyền quyết định nhiều lĩnh vực mà cấp quận huyện không có.

Kể từ ngày 23/12 đến hết năm 2024, Thủ Đức sẽ được tăng quyền trong 4 lĩnh vực, gồm: xây dựng - môi trường - đô thị; kinh tế - ngân sách - dự án; tư pháp; văn hoá - giáo dục - thông tin - xã hội - khoa học.

Kể từ ngày 23/12 đến hết năm 2024, Thủ Đức sẽ được tăng quyền trong 4 lĩnh vực để tự chủ.

Cụ thể, TP.Thủ Đức được tăng quyền trên 4 lĩnh vực, bao gồm: xây dựng - môi trường - đô thị; kinh tế - ngân sách - dự án; tư pháp; văn hoá - giáo dục - thông tin - xã hội - khoa học. Hiệu lực thi hành từ ngày 23/12 đến hết năm 2024. Các văn bản khác của thành phố có nội dung trái với quyết định này bị bãi bỏ.

Theo quy hoạch và phân định danh giới quản lý hành chính thì Thủ Đức rộng khoảng 211 km2 với hơn một triệu dân được lập đầu năm 2020, trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức.

Việc sáp nhập này được quy hoạch theo mô hình là "thành phố trong thành phố", được áp dụng đầu tiên trên cả nước. Và TP.Thủ Đức được kỳ vọng là hạt nhân dẫn đầu, đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP.HCM, tương đương 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước. Tuy nhiên, hiện thành phố này chỉ có thẩm quyền tương đương cấp huyện nên gặp khó khăn trong điều hành, quản lý. Do đó, TP.HCM quyết định tăng 4 quyền cho Thủ Đức để tự chủ, tự quyết định các vấn đề liên quan.

Cụ thể, ở lĩnh vực xây dựng - môi trường - đô thị, TP.Thủ Đức được tiến hành các thủ tục trong toàn bộ công tác thu hồi đất, gồm: xây dựng, phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; thông báo thu hồi đất; thu hồi, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Được phê duyệt tất cả nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết đô thị tỷ lệ 1/500; quản lý và tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

Đối với lĩnh vực tư pháp, TP.Thủ Đức được thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động tổ chức hành nghề luật sư; mua sắm tập trung tài sản công tại địa phương.

>>TP.HCM: Tập trung nghiên cứu, thảo luận để đưa ra giải pháp phục hồi phát triển kinh tế

Trong lĩnh vực kinh tế - ngân sách - dự án, TP.Thủ Đức được trực tiếp quản lý chợ loại 1; lập chợ loại 2, 3; đấu thầu chọn doanh nghiệp khai thác chợ theo chủ trương xã hội hoá. Bên cạnh đó, TP.Thủ Đức cũng được thực hiện một số nhiệm vụ với Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích như: quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư; phát triển thị trường; cơ cấu tổ chức công ty, nhân sự, quỹ lương...

Và cuối cùng, ở lĩnh vực văn hoá - giáo dục - thông tin - xã hội - khoa học, TP.Thủ Đức có quyền kiểm tra điều kiện hoạt động của văn phòng đại diện cơ quan báo chí trên địa bàn. Trường hợp không đủ điều kiện, địa phương này có thể yêu cầu cơ quan báo chí ngưng hoạt động văn phòng đại diện và xử lý theo quy định.

Song song đó, TP.Thủ Đức cũng được đặt tên công trình công cộng khác ngoài công trình quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng; cho tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn (trừ chương trình thuộc thẩm quyền Trung ương); được ủy quyền là cơ quan chủ quản trường Cao đẳng Thủ Thiêm TP.HCM và Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức để giải quyết khó khăn, thanh, kiểm tra, lập hội đồng trường... Đồng thời, địa phương được quyền công nhận các "trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" trên địa bàn.

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, hiện TP đang hoàn thiện dự thảo về cơ chế đặc thù (thay thế Nghị quyết 54), trong đó dự kiến dành một chương nhằm đề xuất các chính sách riêng cho TP.Thủ Đức. Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết yêu cầu Chính phủ nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù, phân cấp, phân quyền để TP.Thủ Đức phát triển nhanh, bền vững.

Trong lĩnh vực kinh tế - ngân sách - dự án, TP.Thủ Đức được trực tiếp quản lý chợ loại 1; lập chợ loại 2, 3; đấu thầu chọn doanh nghiệp khai thác chợ theo chủ trương xã hội hoá

Trong lĩnh vực kinh tế - ngân sách - dự án, TP.Thủ Đức được trực tiếp quản lý chợ loại 1; lập chợ loại 2, 3; đấu thầu chọn doanh nghiệp khai thác chợ theo chủ trương xã hội hoá.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, trong đó giao Chính phủ rà soát, báo cáo cụ thể danh mục cần sửa đổi để giải quyết kịp thời khó khăn trong quá trình này.

Sau khi cấp có thẩm quyền thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, Chính phủ khẩn trương xây dựng dự thảo nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022-2030 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về chế độ, chính sách với các đơn vị hành chính và cán bộ, công chức, viên chức ở những nơi sáp nhập, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành đề xuất giải pháp thực hiện giai đoạn 2020-2030 để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo hướng tạo thuận lợi hơn. Nếu cần có chính sách đặc thù, Chính phủ chuẩn bị để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 5/2023.

Ngày 12/9/2022, tại phiên thảo luận Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn trường hợp thành lập TP.Thủ Đức trên cơ sở ba quận của TP.HCM, cho rằng hiện nay vẫn chưa rõ tiêu chí của thành phố trực thuộc thành phố thế nào, hay vẫn giữ nguyên như mô hình đơn vị cấp huyện.

Hiện, TP HCM đang đề nghị cơ chế đặc thù cho Thủ Đức vì cái áo chật quá. Hà Nội cũng đang đề nghị thành lập thành phố trong thành phố. Những vấn đề này căn cứ vào pháp luật và tiêu chí, tiêu chuẩn thế nào - ông Huệ nêu vấn đề.

Ngày 16/9/20-22, ông Nguyễn Hữu Hiệp - Bí thư Thành ủy Thủ Đức, cho hay sau khi sáp nhập ba quận TP HCM thành TP Thủ Đức, việc phục vụ người dân chậm hơn, vì công việc của ba người giờ giao cho một. Khi được hỏi về việc lập TP Thủ Đức, hầu hết cán bộ cơ sở trả lời "đã giảm bớt hào hứng", còn người dân cảm thấy chưa có gì thay đổi. "Có người nói mong lên thành phố thì hẻm hết ngập nhưng vẫn ngập, vậy lên thành phố làm gì? Tưởng thu gom rác sẽ hiện đại hơn, sạch hơn, nhưng vẫn y chang" - ông Hiệp nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Tiềm năng sinh lời lớn, nhà đầu tư sành sỏi đổ dồn vào BĐS TP.Thủ Đức

    12:41, 06/09/2022

  • Bến Tre tăng cường hợp tác giao thương với Hội Doanh nghiệp TP Thủ Đức

    13:35, 16/08/2022

  • Động thổ dự án nhà ở xã hội Dragon E-Home tại Thành phố Thủ Đức

    18:04, 31/08/2022

  • Phát triển Trung tâm logistics tại TP. Thủ Đức, tại sao không?

    04:45, 12/06/2022

  • TP Thủ Đức - đô thị tương lai

    13:19, 29/04/2022

  • Đâu là tương lai của Thành phố Thủ Đức?

    14:43, 18/04/2022

  • Nguồn cung nội đô khan hiếm, BĐS Thủ Đức thu hút nhiều nhà đầu tư

    10:00, 17/05/2022

HƯƠNG GIANG - DUY LONG