Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên: Trọn một chữ tình
Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên được coi là một trong những mô hình đi đầu về xây dựng nghĩa trang theo quy mô “siêu công viên” văn minh, hiện đại theo trào lưu của các nước phát triển trên thế giới.
Cùng với sự phát triển rất nhanh chóng của xã hội, là sự gia tăng dân số không ngừng, các trung tâm thương mại, chung cư, nhà ở mọc lên san sát. Bên cạnh đó, tình trạng nghĩa trang Hà Nội đã quá tải và không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan thành phố. Nhận thấy sự cấp bách của vấn đề, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Toàn Cầu đã nhen nhói ý tưởng xây dựng một công viên nghĩa trang theo quy mô văn mình, hiện đại nhất Việt Nam.
Nơi an nghỉ trên núi Lạc Hồng
Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên tọa lạc tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm Hà Nội 52km và cách thành phố Hòa Bình 20km. Có nhiều lý do khiến Ban lãnh đạo Công ty quyết định đầu tư dự án tại Kỳ Sơn – Hòa Bình. Ông Nguyễn Mạnh Tuyền - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Toàn Cầu – Chủ đầu tư Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên) cho biết, theo tín ngưỡng người Việt Nam, phía Tây là phía của phương “cực lạc – miền đất của Phật”, là phương mà mọi người muốn đến khi muốn tìm cảm giác bình yên, thanh tịnh. Bên cạnh đó, Hòa Bình được biết đến là cái nôi của dân tộc Việt cổ, do đó khi đến với Kỳ Sơn, mọi người có cảm giác như được trở về với cội nguồn, về với tổ tiên. Vùng đất Kỳ Sơn dựa trên các nghiên cứu khoa học và tâm linh thì đều khẳng định nơi đây có thế “lưng tựa non, mặt hướng thủy”, có thế “Long Chầu – Hổ Phục” rất thích hợp để triển khai một dự án tâm linh trên miền đất này. Hơn nữa, do yếu tố đặc thù của một tỉnh miền núi, Kỳ Sơn – Hòa Bình không phù hợp cho phát triển nông lâm nghiệp, khu chế xuất công nghiệp hoặc thương mại dịch vụ. Việc xây dựng Công viên tâm linh tại nơi đây sẽ tách biệt hoàn toàn với thế giới bộn bề, ồn ã bên ngoài và sẽ thay đổi góc nhìn vốn đã cố hữu của địa phương nơi đây.
Việc ra đời của công viên tâm linh Lạc Hồng Viên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu an táng cấp thiết của người dân thủ đô. Với sự đầu tư bài bản, sản phẩm chất lượng dịch vụ chu đáo, công viên tâm linh Lạc Hồng Viên thực sự là một lựa chọn hoàn hảo của người Hà Nội trong việc tìm đất để án táng cho người thân.
Rất nhiều người dân, sau khi lên thăm quan Lạc Hồng Viên đã quyết định mua một lô đất cho gia đình, người thân, hay cho chính bản thân mình. “Cảm giác nhìn thấy nơi an nghỉ của mình đẹp như thế này rất an tâm, xem như miền cực lạc của mình” - ông Hoàng Văn Nhân, 76 tuổi, quê gốc Nghệ An, hiện sống ở Dịch Vọng (Hà Nội) cho biết.
Ông Nhân chia sẻ: "Mua đất an nghỉ trước không chỉ là ý nguyện của tôi và là ý nguyện của các con. Mới đầu các con định lập một quỹ báo hiếu nhưng sau quyết định tìm một khu đất đẹp gần Hà Nội làm nơi an nghỉ cho tôi và bà ấy". Cũng đi mua mảnh đất cho mình sau khi chết, bà Đỗ Ngọc Bảo, 75 tuổi (Cầu Giấy, Hà Nội), cho biết: “Tôi đi tìm mảnh đất cho chính mình, mình có điều kiện nên có thể tự lo việc này khi còn sống, đến lúc chết các con cũng cũng không phải lo việc này. Ở đây, bao bọc là rừng xanh, có nước… đúng là một cõi thiên đường hạnh phúc”.
Cũng tin tưởng và lựa chọn Lạc Hồng Viên là nơi an nghỉ cuối cùng, mới đây, ngày 25 tháng 01 năm 2018, gia đình PGS Văn Như Cương đã đưa ông lên chốn an nghỉ cuối cùng, tại khu E4-1 Đồi Mộc của Lạc Hồng Viên.
Theo cô Đào Kim Oanh – vợ PGS Văn Như Cương chia sẻ: “Việc chọn đưa Thầy lên an nghỉ tại Lạc Hồng Viên là hoàn toàn theo nguyện vọng khi còn sống của Thầy. Lúc sinh thời Thầy thích sự đơn giản, thích cây xanh và suối nước, chính vì thế mà Cô đã chọn khu E4-1 làm nơi an nghỉ cho Thầy. Đây là nơi mà cô nghĩ Thầy sẽ rất thích bởi vì từ vị trí này có thể nhìn ra mặt suối, phía sau có núi tựa lưng, xa xa là núi mây trùng điệp rất gần gũi với thiên nhiên. Hơn nữa, khu Đồi Mộc cũng là nơi an táng của những người bạn thân thiết khi còn sống của Thầy, đó là cố GS Nguyễn Đình Quang, cố Nhạc sĩ An Thuyên và những người thân gia đình họ hàng”.
Dịch vụ cúng giỗ trực tuyến tại Lạc Hồng Viên – độc đáo nhất thế giới
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018, theo truyền thống văn hóa của người Việt Nam thì những ngày lễ, Tết, đặc biệt là ngày giỗ thì con cháu vẫn thường sắp mâm cơm để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên của mình. Tuy nhiên, cùng với xu thế phát triển của xã hội hiện đại thì nhiều gia đình con cái đi làm ăn, công tác xa như Hà Nội, Sài Gòn, thậm chí nhiều gia đình con cái còn sống và học tập ở nước ngoài. Và vào mỗi dịp lễ Tết, giỗ chạp không phải lúc nào họ cũng thu xếp được công việc và tiền bạc để trở về nhà.
Vào mỗi ngày lễ Tết, húy nhật của tổ tiên, ông bà mà không ra được phần mộ thắp một nén nhang, đặt một bó hoa tươi thì tâm lý nhiều người sẽ cảm thấy áy náy không yên. Hiểu được tâm lý đó, Ban quản lý dự án Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên đã mở một dịch vụ có tên là "Cúng giỗ online" để giúp những người con ở xa thể hiện được tấm lòng của mình đối với những người thân đã quá cố.
Đây là một dịch vụ hoàn toàn mới, giúp cho những ai không thể đến tận nơi để thắp hương viếng mộ người thân trong những dịp lễ, Tết quan trọng và những ngày giỗ nhưng vẫn có thể làm tròn chữ hiếu, tìm thấy sự bình an thanh thản trong tâm hồn. Bản chất của việc thờ cúng của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết, thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn.
Giáo sư sử học Dương Trung Quốc: Dịch vụ này đã khai thác công nghệ thông tin, nó rất gần gũi với đời sống tinh thần của người Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, đời sống dân cư ngày một xáo trộn và việc hình ảnh tứ đại đồng đường bây giờ cũng rất hiếm hoi. Chính điều này nó giúp mọi người vẫn gìn giữ được những tập quán hướng về tổ tiên, thực hiện nghĩa vụ đạo lý nhưng lại rất phù hợp với hoàn cảnh thực tế".