Năm thứ ba liên tiếp, Tập đoàn Phenikaa đồng hành cùng Giải thưởng Tạ Quang Bửu
Với cam kết tài trợ Giải thưởng chính và Giải thưởng trẻ, đây là năm thứ ba liên tiếp, Tập đoàn Phenikaa đồng hành cùng Giải thưởng Tạ Quang Bửu với mức trao thưởng năm 2020 là 450 triệu đồng.
Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ trao giải và tôn vinh ba nhà khoa học thuộc các lĩnh vực Khoa học Y Dược, Toán học và Vật lý đoạt giải thưởng Tạ Quang Bửu 2020. Đây là giải thưởng thường niên của Bộ Khoa học và Công nghệ do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) làm Cơ quan thường trực, nhằm tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Khởi động từ tháng 11/2019, Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 đã tiếp nhận 48 hồ sơ. Các Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã chọn ra danh sách gồm 08 đề cử để Hội đồng Giải thưởng đánh giá và 03 nhà khoa học xuất sắc nhất đã được chọn để trao giải năm nay. Đó là các nhà khoa học có các công trình nghiên cứu nổi bật trong chuyên ngành, được thực hiện tại Việt Nam, công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín. Đây cũng là năm thứ bảy Bộ Khoa học và Công nghệ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho những nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu cơ bản lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc NAFOSTED cho biết "Chúng tôi đánh giá cao việc Tập đoàn Phenikaa luôn coi khoa học công nghệ là chìa khoá then chốt cho chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn. Việc tài trợ kinh phí giải thưởng Tạ Quang Bửu và đầu tư cho các dự án nghiên cứu khoa học khácvì cộng đồngcho thấy Phenikaa luôn tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội, đóng góp vào sự phát triển của nền khoa học quốc gia."
Với mục tiêu đầu tư cho nghiên cứu khoa học để phát triển nhanh và bền vững, cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng – xã hội, Tập đoàn Phenikaa đã liên tục đầu tư cả về cơ sở vật chất cũng như nhân lực cho: Trung tâm R&D với 6 trung tâm nghiên cứu chuyên ngành, tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, vật liệu mới…;
3 Viện nghiên cứu gồm: Viện nghiên cứu cơ bản PIAS, Viện nghiên cứu ứng dụng PRATI, Viện nghiên cứu NANO và 1 Trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội liên ngành với sự tham gia của các nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ đầu ngành, hoạt động trong mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau với các cơ sở sản xuất – kinh doanh của Tập đoàn và Trường Đại học Phenikaa. Các cơ sở nghiên cứu khoa học trong Tập đoàn hướng tới mục tiêu phát triển các công nghệ mới, chuyển giao áp dụng vào cuộc sống để giải quyết các bài toán thực tế trong sản xuất kinh doanh của Tập đoàn cũng như nhu cầu xã hội.
Song hành cùng với nghiên cứu ứng dụng, các hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản cũng được đẩy mạnh ở các Viện và Trường Đại học Phenikaa, vừa phục vụ đào tạo, vừa tạo ra nền tảng cần thiết cho sự phát triển các công nghệ. Những cơ sở nghiên cứu đào tạo của Trường và các Viện của Tập đoàn cũng sẽ là vườn ươm các tài năng và khởi nghiệp, góp phần tạo nên hệ sinh thái công nghệ toàn diện và năng động, gắn kết các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên trường đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp và start-up công nghệ.
Năm 2019, Quỹ Đổi mới Sáng tạo Phenikaa được thành lập với mức đầu tư ban đầu là 1.000 tỷ đồng từ lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn, hỗ trợ các nhà khoa học công nghệ thực hiện những nghiên cứu phát triển khoa học có giá trị đối với ngành và xã hội, hỗ trợ các Start-up về đổi mới sáng tạo và công nghệ và các hỗ trợ khác cho công việc liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ của cộng đồng.
Ba nhà khoa học đoạt giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 Giải thưởng dành cho nhà khoa học là tác giả của công trình khoa học xuất sắc: TS. Vương Thị Ngọc Lan, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (Ngành Khoa học Y Dược) Tác giả của công trình: Lan N. Vuong, Vinh Q. Dang, Tuong M. Ho, Bao G. Huynh, Duc T. Ha, Toan D. Pham, Linh K. Nguyen, Robert J. Norman and Ben W. Mol, 2018. IVF transfer of Fresh or Frozen embryos in women without Polycystic Ovaries. The New England Journal of Medicine, 378(2): 137-147. TS. Phạm Tiến Sơn, Trường Đại học Đà Lạt (Ngành Toán học) Tác giả của công trình: Gue Myung Lee and Tien Son Pham, 2017. Generic properties for semialgebraic programs. SIAM Journal on Optimization, Vol. 27, No. 3, 2061-2084. Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ là tác giả của công trình khoa học xuất sắc: Nguyễn Trương Thanh Hiếu, Trường Đại học Tôn Đức Thắng (Ngành Vật lý) Tác giả của công trình: Nguyen Truong Thanh Hieu, 2016. Low-energy electron inelastic mean free path in materials. Applied Physics Letters, Vol. 108, 172901. |