Bí quyết để thương lượng mức lương cao
Thương lượng được mức lương cao là một trong những thách thức lớn nhất tại buổi phỏng vấn. Ai nấy đều cảm thấy bối rối khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi: “Bạn muốn có mức lương bao nhiêu?”.
>>>Thị giá cổ phiếu IDI thấp hơn nhiều giá trị doanh nghiệp
Liệu bạn đã “bỏ túi” cho mình những kỹ năng đàm phán lương khôn khéo để không bị “thiệt thòi” chưa? Hãy xem ngay các bí quyết để thương lượng mức lương cao khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng ở các công ty Hải Phòng, Hà Nội… nhé.
Tìm hiểu kỹ về mức lương trong ngành
Khi tìm hiểu về vị trí ứng tuyển, bạn cũng nên tham khảo về mức lương dao động ở vị trí việc làm. Có như vậy bạn sẽ nắm được đâu là mức lương cao hơn bình thường để sẵn sàng đàm phán.
Đưa ra các giá trị bản thân
Điều quan trọng nhất khi bạn muốn thương lượng mức lương cao đó là cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể đem lại bao nhiêu giá trị. Sau khi đã thuyết phục họ bạn là ứng viên tiềm năng, hãy khai thác những khía cạnh giá trị của bản thân để thương lượng mức lương tương ứng. Cụ thể:
>>>Đánh giá DDCI, nên trao quyền cho Hiệp hội doanh nghiệp
>>>FESTIVAL KHỞI NGHIỆP 2022: Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và bài học từ Thuỵ Sĩ
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ, Tiến sĩ là những học vị giúp bạn mạnh dạn đưa ra mức lương cao hơn mức thông thường. Ngoài ra bạn cũng có thể căn cứ vào các chứng chỉ đào tạo chuyên nghiệp hoặc trình độ ngoại ngữ để yêu cầu được hưởng mức lương tương xứng năng lực.
Kinh nghiệm làm việc: Nếu nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu số năm kinh nghiệm từ 1 – 2 năm, trong khi bạn đáp ứng được yêu cầu cao hơn thì lúc này bạn có thể đề xuất mức lương nhỉnh hơn. Hoặc bạn cũng có thể nêu ra mức lương lý tưởng nếu sở hữu một số kinh nghiệm vượt ngoài yêu cầu tuyển dụng như kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm đàm phán với đối tác nước ngoài, kinh nghiệm tiềm kiếm nguồn khách hàng lớn…
Chuẩn bị các luận điểm thuyết phục
Khi bạn đề nghị mức lương cao, chắc chắn người phỏng vấn sẽ đặt vấn đề: “Vì sao bạn cảm thấy mình xứng đáng được nhận mức lương này?” hay “Tại sao bạn nghĩ chúng tôi nên chọn bạn với một mức lương cao đi kèm? Để ứng phó, bạn cần chuẩn bị sẵn các luận điểm thật sự sắc bén và đủ sức thuyết phục nhà tuyển dụng. Luận điểm càng cụ thể càng tốt và nên xoay quanh những yếu tố sau:
- Kết quả hữu hình bạn đã đạt được trước đây: Các giải thưởng tiêu biểu, tổng số doanh thu, những thành tích vượt trội…
- Số năm kinh nghiệm (trong trường hợp bạn vượt trên yêu cầu tối thiểu của nhà tuyển dụng)
- Các chứng chỉ nghề nghiệp chuyên nghiệp: Đưa ra các chứng chỉ có giá trị trong lĩnh vực bạn ứng tuyển như CMA (Chứng chỉ Quản trị và chiến lược tài chính), CGBA (Chứng chỉ Phân tích tài chính và kinh doanh toàn cầu), CPA (Chứng chỉ Kiểm toán quốc tế)…
- Những kỹ năng phục vụ tốt cho vị trí ứng tuyển: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác đội nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý thời gian…
- Một số phẩm chất nổi bật: Khả năng chịu được áp lực cao, chăm chỉ và ham học hỏi, chu đáo và cẩn thận, đức tính kỷ luật tốt…
- Mức lương do một số nhà tuyển dụng khác đề xuất.
Thể hiện sự tự tin
Một trong những nghệ thuật đàm phán lương chính là nói chuyện tự tin. Bạn càng thể hiện sự tự tin thì nhà tuyển dụng sẽ càng tin tưởng vào tiềm năng của bạn. Hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện, mỉm cười tự tin và trình bày rành mạch, ngắn gọn các lý do đề xuất mức lương cao. Tuy nhiên, bạn chỉ nên giải thích khi được yêu cầu và tránh nói dài dòng vì nó cho thấy bạn đang thiếu tự tin.
Thận trọng khi nói về mức lương cũ
Trường hợp nhà tuyển dụng hỏi bạn về mức lương cũ, bạn hãy thật thận trọng khi trả lời. Có thể họ sẽ áp đặt ngay mức lương cũ cho vị trí mới này của bạn. Trong khi thực tế họ có thể trả lương cho bạn cao hơn nhiều so với mức lương cũ. Vì thế nếu lương trước đây của bạn khá thấp, bạn không nên thật thà khai báo mà có thể “nâng cấp” nó lên một chút để nhà tuyển dụng xem xét. Song song đó bạn hãy thuyết phục nhà tuyển dụng tin rằng bạn có đủ năng lực, kinh nghiệm để giải quyết tốt nhiệm vụ được giao và họ nên đề nghị mức lương xứng đáng cho bạn.
Mức lương là yếu tố phản ánh năng lực làm việc và hiệu quả công việc của bạn. Tuy nhiên tồn tại một mâu thuẫn rằng nhà tuyển dụng muốn trả lương thấp trong khi ứng viên lại muốn có mức lương cao. Điều này khiến cuộc thương lượng mức lương khi phỏng vấn trở nên gay cấn và nhiều cam go. Vì thế, hãy áp dụng các bí quyết đàm phán lương trên đây để thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn và trao cho bạn mức lương mong muốn.