Thách thức doanh thu cho ngành công nghệ âm nhạc trực tuyến

DƯƠNG THUỲ 14/03/2022 08:55

Công nghệ liệu có giúp bảo vệ bản quyền và mang lại doanh thu lớn cho ngành công nghiệp âm nhạc trực tuyến.

Ông Nguyễn Quang Đồng-Viện trưởng

Ông Nguyễn Quang Đồng-Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách phát triển truyền thông cho rằng tiềm năng ngành công nghiệp âm nhạc trực tuyến rất lớn nhưng cần có chế tài bảo vệ...

Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông cho rằng “Tiềm năng của ngành công nghiệp âm nhạc trực tuyến vô cùng lớn. Quản lý tốt vấn đề bản quyền trên Internet, Việt Nam sẽ thúc đẩy sự phát triển của âm nhạc trực tuyến, từ đó mang lại doanh thu lớn cho ngành công nghiệp này”.

Vi phạm bản quyền công khai 

Từ nhiều năm nay, vi phạm bản quyền nội dung số là một vấn nạn không chỉ tại Việt Nam mà cả trên thế giới. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến mọi ngành nghề, lĩnh vực trong đó có cả ngành âm nhạc. Xu hướng nghe nhạc đã dịch chuyển từ những định dạng ghi âm vật lý như băng, đĩa hay những buổi biểu diễn trực tiếp, giờ đây nhiều người chuyển sang nghe nhạc trực tuyến với định dạng số hóa. Trên nền tảng số, hình thức phát trực tiếp hay livestream được nhiều người lựa chọn.

Tính tới tháng 6/2021, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là gần 70 triệu, chiếm hơn 70% dân số. Vì vậy, nền công nghiệp âm nhạc trực tuyến Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 là một cú hích cho nền công nghiệp âm nhạc trực tuyến. Xu thế nghe nhạc online đã trở nên phổ biến và thúc đẩy nền âm nhạc tăng trưởng.

Vấn nạn vi phạm bản quyền trên Internet đang là rào cản lớn với ngành công nghiệp nội dung số, trong đó có âm nhạc trực tuyến. Nhà văn Di Li cho biết, vi phạm bản quyền diễn ra trên mọi lĩnh vực từ âm nhạc, điện ảnh đến văn học, sách. Hiện tại Việt Nam cũng có một số đơn vị bảo vệ bản quyền cho người sáng tạo nhưng chưa mang lại hiệu quả, do cách làm chưa chuyên nghiệp.

Ông Lê Minh Sơn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bản quyền Âm nhạc trực tuyến (MCM Online) biết, nạn vi phạm bản quyền diễn ra rất nghiêm trọng. Hàng triệu bài hát của các nhạc sĩ Việt Nam đang lang thang trên mạng không có ai kiểm soát, tác giả của các bài hát này cũng không hề được hỏi, được xin phép, chưa nói đến là được trả tiền. Nếu không có những công cụ kỹ thuật để kiểm soát nội dung trên mạng thì nạn vi phạm bản quyền có thể “giết chết” ngành công nghiệp âm nhạc ở Việt Nam”,.

Cần có chế tài bảo vệ

 Với việc áp dụng công nghệ bảo về và đánh dấu bản quyền cho từng bản nhạc, Hệ sinh thái bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM mới đây ra đời được các nghệ sỹ đánh giá là “đi đúng hướng và phù hợp với nhu cầu cấp thiết hiện nay”.. 

Với việc MCM không chỉ âm nhạc mà trên mọi lĩnh vực, giải pháp công nghệ sẽ truy vết và ngăn chặn việc sử dụng nội dung không phép, sử dụng lậu, thay vì nghệ sỹ phải miệt mài đi kiện, theo kiện và bất lực, kết thúc vụ kiện trong vô vọng”.

Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Công ty CP Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia), đơn vị bảo trợ công nghệ cho MCM Online, cho biết cùng với sự phát triển của công nghệ số thì vấn đề vi phạm bản quyền nói chung và bản quyền âm nhạc nói riêng đã trở thành vấn đề nhức nhối. Do đó, việc ứng dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ chất xám, bảo vệ tài sản trí tuệ trên môi trường mạng sẽ đáp ứng được lòng mong mỏi, bức xúc của các nhạc sĩ, các tác giả.

“Có được bảo vệ bản quyền, minh bạch khi tác phẩm được sử dụng mới đảm bảo quyền lợi kinh tế của nhà sáng tác, từ đó thúc đẩy nền âm nhạc nước nhà phát triển”…

DƯƠNG THUỲ