Thập kỷ tiến bộ trong nghiên cứu lâm sàng và ứng dụng thực tiễn y khoa
Những kết quả này giúp nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện chính sách y tế, đặc biệt trong lĩnh vực tim mạch – thận – chuyển hóa tại Việt Nam.
Vừa qua, tại TP.HCM và Hà Nội, Tổng hội Y học Việt Nam và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo "Lĩnh vực Tim mạch - Thận - Chuyển hóa - Hơn một thập niên nghiên cứu phát triển và ứng dụng thực tiễn tại Việt Nam”. Hội thảo đã quy tụ hơn 150 đại biểu bao gồm đại diện từ các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, đại diện các hiệp hội, các bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nghiên cứu lâm sàng cùng đại diện AstraZeneca Việt Nam.
Hội thảo là một trong những hoạt động tiền đề của dự án hợp tác CaReMe (Cardio – Renal -Metabolism) giữa AstraZeneca và các đối tác y tế để củng cố và làm bền vững hệ sinh thái chăm sóc bệnh nhân trong nhóm Tim mạch – Thận – Chuyển hóa. Tại hội thảo, các chuyên gia đã trao đổi nhiều kinh nghiệm giá trị trong hành trình: từ nghiên cứu lâm sàng đến ứng dụng vào thực hành điều trị và hỗ trợ hoạch định chính sách chi trả tại Việt Nam. Các phiên tham luận hướng đến mục tiêu giúp người bệnh tiếp cận với thuốc tốt hơn, và thu nhận được các giá trị tối ưu từ các thuốc tiên tiến.
Nhận định về giá trị của các chương trình nghiên cứu, TS.BS. Nguyễn Ngô Quang,Phó Cục trưởng Cục khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết: “Thử nghiệm lâm sàng là một lĩnh vực chuyên sâu trong khoa học sức khỏe, là công đoạn cuối cùng quyết định thành công của một thuốc hay liệu pháp can thiệp y tế. Triển khai thử nghiệm lâm sàng quốc tế tại Việt Nam là cơ hội để chúng ta hội nhập quốc tế, được chuyển giao các kỹ thuật nghiên cứu cũng như học hỏi kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia trên thế giới, đẩy nhanh sự phát triển nghiên cứu các thuốc mới để người dân tiếp cận được với các thuốc mới sớm và dễ dàng hơn, cung cấp thêm kinh nghiệm và nền tảng cho việc tự nghiên cứu phát triển thuốc theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế.”
Ở khía cạnh chính sách, TS. Đặng Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết: “Dữ liệu từ nghiên cứu lâm sàng là bằng chứng quan trọng cho thấy hiệu quả điều trị của thuốc để đưa vào thực tế điều trị. Dữ liệu này, khi đi cùng các bằng chứng về kinh tế - y tế chứng minh cho yếu tố hiệu quả về chi phí của thuốc, chính là cơ sở thiết yếu cho việc hoạch định các chính sách chi trả của bảo hiểm y tế”.
Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, Việt Nam và Các Thị trường Mới nổi Khu vực Châu Á khẳng định: "AstraZeneca tự hào khi cùng các đối tác nhìn lại hành trình đóng góp cho những bước phát triển toàn diện, mạnh mẽ của ngành y tế thông qua hoạt động nghiên cứu lâm sàng. Chúng tôi sẽ tiếp tục giữ vững cam kết dẫn đầu về đầu tư cho hoạt động nghiên cứu tại Việt Nam để tạo nên những tác động tích cực cho ngành y tếvà chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.”
PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam nhận định: “Thử nghiệm lâm sàng ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng khuyến cáo điều trị và thực hành của bác sĩ. Sự tham gia của bệnh nhân Việt Nam trong các thử nghiệm lâm sàng lớn sẽ mang lại bằng chứng về hiệu quả và an toàn của thuốc trên dân số Việt Nam, giúp các chuyên gia và nhà lâm sàng cập nhật các khuyến cáo và ứng dụng trong điều trị trong nước.”
GS.TS.BS.Đặng VạnPhước - ChủtịchHội Tim mạch học Việt Nam đánh giá: "Nhóm bệnh lý tim mạch, thận, chuyển hóa vẫn đang là một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Trong những năm gần đây, dù nền y học có nhiều tiến bộ, nhiều liệu pháp điều trị ra đời nhưng bệnh nhân vẫn còn chịu nhiều gánh nặng về sức khỏe, kinh tế và vẫn còn rất nhiều nhu cầu điều trị chưa được đáp ứng. Chúng tôi đánh giá rất cao hoạt động nghiên cứu lâm sàng của các doanh nghiệp đầu tư phát triển thuốc nói chung và AstraZeneca nói riêng, các nghiên cứu mới này đã góp phần tạo nên những thành công đáng kể để tìm ra phác đồ điều trị tối ưu hơn cho bệnh nhân, góp phần cải thiện thêm hiệu quả điều trị và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong."
Qua nhiều năm hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế và các đối tác trong lĩnh vực y khoa, các chương trình của AstraZeneca như CaReMe, Chương trình Vì Lá phổi Khỏe, Sức khỏe Thanh Thiếu Niên hay Dự án “Hợp tác vì Tính bền vững và khả năng chống chịu của Hệ thống Y tế Toàn cầu” (PHSSR) đã và đang cải thiện cuộc sống của hàng triệu bệnh nhân, đồng thời tạo ra những tác động tích cực đến chất lượng chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam.