Ông lớn ngành thực phẩm Kagome Nhật Bản tham vọng chinh phục thị trường Việt?
Việt Nam được coi là thị trường “khó nhằn” của các sản phẩm nhập khẩu giá thành cao, là thị trường mà ngay cả các tập đoàn lớn trên thế giới cũng phải nghiên cứu kỹ lưỡng khi xâm nhập.
Vậy Kagome - Tập đoàn thực phẩm hàng đầu Nhật Bản có thực sự muốn gia nhập thị trường nước ta?
Đặt sản phẩm mũi nhọn trên kệ chuỗi siêu thị Nhật Bản
Người tiêu dùng Việt Nam lần đầu nhìn thấy các sản phẩm Kagome là tại chuỗi siêu thị Aeon Mall với các dòng nước ép nổi tiếng của họ như nước ép cà chua 100, nước ép tổng hợp 100…Tiếp nối chuỗi siêu thị Aeon Mall là các chuỗi siêu thị chuyên sản phẩm Nhật Bản như Sakuko và Japan Shop. Tuy nhiên vì sản phẩm nước ép của Kagome giá thành cao nên chưa thể tiếp cận sâu rộng đến người tiêu dùng. Hơn nữa hạn chế của các kênh phân phối offline là tỷ lệ tiếp cận khách hàng thấp, khách hàng phải đến siêu thị mới biết nguồn gốc, công dụng của sản phẩm. Chi phí cho chuỗi phân phối cao nên các sản phẩm này không có các chiến dịch quảng cáo rầm rộ, tính hiện diện của sản phẩm và thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng vì thế mà thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm nội địa được quảng cáo rầm rộ.
Nhìn chung, với cách tiếp cận khách hàng là đưa vào chuỗi siêu thị thì Kagome mới chỉ “chiều lòng” được các fan đã biết đến sản phẩm và thương hiệu chứ chưa có nhận diện với khách hàng mới. Với hoạt động mở đường như vậy thì độ nhận diện thương hiệu của Kagome ở Việt Nam đang ở mức rất thấp. Các chuyên gia thương hiệu đánh giá là: hầu như là chưa có nhận diện và có lẽ vì tập đoàn này không quá thiết tha với thị trường Việt Nam?
Từ không “thiết tha” Kagome bất ngờ đẩy thêm dòng thực phẩm chức năng bán chạy số 1 của mình vào Việt Nam?
Tháng 5 vừa qua trên thị trường thương mại điện tử Online bất ngờ xuất hiện sản phẩm Sulforaphane của Kagome được nhập khẩu chính ngạch và phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam. Với những người hâm mộ các sản phẩm của Kagome thì đây được coi là cú bẻ lái bất ngờ với đầy câu hỏi như:
- Sau các hoạt động thưa thớt, người tiêu dùng khó tìm kiếm; liệu Tập đoàn Kagome đã đánh giá lại tiềm năng của thị trường Việt Nam?
- Tại sao lần này Kagome lại chọn đưa Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ Sulforaphane vào Việt Nam, thay vì các mặt hàng thực phẩm, đồ uống thiên nhiên vốn nổi tiếng và gắn liền với tên tuổi của Kagome?
- Sau chuỗi phân phối Aeon Mall, Japan shop, Sakuko thì đâu là cái tên được Kagome chọn mặt gửi vàng trong việc phân phối sản phẩm của họ tại thị trường khó nhằn này?
Và theo tìm hiểu của chúng tôi thì cái tên được chọn là ONE-VALUE INC với nữ doanh nhân Việt Nam nổi tiếng tại Nhật Bản - Phi Hoa - là cái tên được chọn mặt gửi vàng. ONE-VALUE INC là đơn vị tư vấn chiến lược kinh doanh, xúc tiến thương mại và đầu tư M&A có thế mạnh và chuyên môn chuyên biệt giữa thị trường Việt Nam và Nhật Bản. Tại sao với lần xâm nhập thị trường này, Kagome chọn cho mình một doanh nghiệp có kinh nghiệm tư vấn chiến lược kinh doanh và nổi tiếng với các thương vụ M&A hơn là phân phối? Đây cũng là điều mà chuyên mục kinh tế và doanh nghiệp sẽ phân tích và lý giải trong số sau.
Có lẽ Kagome đã đọc rất kỹ các báo cáo nghiên cứu thị trường về thói quen chăm sóc sức khỏe của người Việt khi chọn một sản phẩm chăm sóc sức khỏe Gan là Sulforaphane. Đây là thực phẩm chức năng bán chạy số 1 của Kagome, liên tục được bình chọn là sản phẩm được người tiêu dùng Nhật Bản yêu thích. Tuy nhiên, đến với thị trường Việt Nam thì sản phẩm sẽ phải đối mặt với những khó khăn như: thị trường thực phẩm chức năng trong nước đang hỗn loạn; người dân mất lòng tin vào các loại thực phẩm chức năng vô thưởng vô phạt; thị trường Gan là thị trường đã đỏ từ lâu; giá thành sản phẩm cao hơn mức chi trả của hơn 70% dân số và cao hơn tất cả các sản phẩm nội địa cùng công dụng.
Nhưng các tín đồ của Kagome và các sản phẩm từ Nhật Bản thì sẽ không quan tâm đến những vấn đề đó mà họ quan tâm đến chất lượng, và sẵn sàng trở thành người giới thiệu nếu sản phẩm có công dụng “tốt hơn quảng cáo”.
Với sự nhanh nhạy và sự am hiểu thị trường Việt Nam-Nhật Bản của một công ty tư vấn chiến lược, ONE-VALUE đã chọn hướng phân phối trên các nền tảng trực tuyến thay vì hoành tráng mở cửa hàng cho một sản phẩm. Kênh bán hàng online với sự phát triển mạnh của thương mại điện tử có thể giúp cho tỷ lệ tiếp cận khách hàng tăng gấp hàng trăm lần. Cách tiếp cận đa kênh đa nền tảng giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt công dụng của sản phẩm và tìm kiếm thông tin hữu ích bên lề thương hiệu. Nếu chiến dịch này thành công thì người hâm mộ của Kagome, những du học sinh, những lao động Việt Nam từng sống tại Nhật cũng như những người tiêu dùng ưa thích hàng Nhật Bản chính hãng không cần phải mua sản phẩm xách tay nữa mà chỉ cần một cú click là giao đến tận nhà.
Hi vọng với chiến dịch mới và sự thay đổi về tư duy chọn kênh lần này sẽ giúp Kagome “có tên” ở thị trường thực phẩm và thực phẩm chức năng đã đỏ như nước ta. Mở đầu một xu hướng sử dụng sản phẩm có chất lượng để phục vụ lối sống xanh đang dần hình thành sau đại dịch Covid.