Ngân hàng điện tử: Trải nghiệm tài chính qua các ứng dụng hiện đại
Ngân hàng bán lẻ đang là một sân chơi chứng kiến những hoạt động sôi nổi, mang tính đột phá và cạnh tranh cao giữa các ngân hàng TMCP.
Ngành ngân hàng rất chú trọng phát triển ngân hàng điện tử với các dịch vụ tài chính toàn diện, nâng cao trải nghiệm, thu hút khách hàng và các dịch vụ thanh toán tự động. Việc này không chỉ giúp cho các ngân hàng thu được nhiều lợi ích, mà chính khách hàng mới là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất.
Sự kiện Diễn đàn Ngân hàng Bán lẻ Việt Nam năm 2019 (do IDG Vietnam và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức vào cuối tháng 11/2019 vừa qua), IDG ASEAN đã công bố kết quả khảo sát thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực Đông Nam Á. Đây là dự án được đầu tư nghiên cứu từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2019, theo đó Việt Nam hiện đang xếp thứ 5 trong khu vực với các chỉ số và điểm nhấn hết sức riêng biệt… Hiện nay Việt Nam có 30 tổ chức trung gian thanh toán được cấp phép, phần lớn là tổ chức ví điện tử (27 tổ chức), cổng thanh toán điện tử (26 tổ chức), hỗ trợ thu hộ chi hộ (26 tổ chức), chuyển tiền điện tử (9 tổ chức). Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán của các ngân hàng thương mại cũng rất mạnh, ứng dụng công nghệ mới. Dịch vụ thanh toán qua QR code được nhiều ngân hàng thương mại phát triển, có 24 ngân hàng đang triển khai, 50.000 điểm chấp nhận thanh toán QR code.
Có thể bạn quan tâm
SCB lần thứ 3 liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo tiêu biểu” của IDG
09:36, 28/11/2019
SCB tiếp tục đoạt giải thưởng về hoạt động vận hành giao dịch thẻ tại nước ngoài
14:10, 27/11/2019
Ngân hàng SCB thanh lý hàng loạt ô tô: Giá từ 150 triệu đồng
10:39, 26/11/2019
SCB nhận giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2019”
15:55, 22/11/2019
SCB nhận giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2019”
19:00, 20/11/2019
Trong những năm gần đây, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, nhất là dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Tập trung cho hoạt động bán lẻ đang trở thành xu thế phát triển của các ngân hàng thương mại nhằm đa dạng nguồn thu, gia tăng hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu rủi ro hoạt động. Chỉ tính trong giai đoạn 2016 - 2018, thu nhập từ hoạt động bán lẻ của các ngân hàng đều gia tăng hàng năm với tỷ trọng tăng trưởng lớn.
Hơn nữa, hiện nay một lượng lớn dân cư chưa được tiếp cận các sản phẩm dịch vụ, tiện ích ngân hàng, sẽ trở thành nguồn lực cho hoạt động ngân hàng bán lẻ. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin, hoạt động ngân hàng bán lẻ sẽ được tiếp sức mạnh mẽ khi có hàng triệu khách hàng mới từ nông thôn tới đô thị, đang được tiếp cận một cách nhanh chóng các sản phẩm tài chính, công nghệ mới.
Với những điều kiện thuận lợi đó, các ngân hàng đều rất quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán lẻ với những giải pháp như đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển dịch vụ mới thông qua Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking... Các hình thức cho vay, huy động vốn cũng mở rộng và đa dạng phù hợp với từng loại hình khách hàng, tạo điều kiện cải thiện đời sống kinh tế xã hội.
Các ngân hàng đã đầu tư mạnh về công nghệ để tăng khả năng tính cạnh tranh trong thị trường ngân hàng bán lẻ. Đơn cử như Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB triển khai hàng loạt dự án, hoạt động như dự án Treasury – Fis Front Arena; hoàn thiện nâng cấp và golive thành công hệ thống ngân hàng lõi và ngân hàng điện tử theo phiên bản mới nhất Flexcube 12.4 của Oracle…
Ngân hàng điện tử SCB với đầy đủ các tính năng giúp khách hàng trải nghiệm tài chính qua các ứng dụng hiện đại, và gia tăng lợi ích, tính an toàn, bảo mật cho khách hàng. Ngân hàng điện tử SCB đã tích hợp ví điện tử và ứng dụng thanh toán như QR Code, Samsung Pay, ví điện tử Moca (ứng dụng Grab), ví điện tử AirPay (ứng dụng Foody và Shopee)… Khách hàng có thể dễ dàng mua sắm online, nạp tiền điện thoại, đặt vé máy bay từ điện thoại, mua vé xem phim trực tuyến, chọn vị trí ngồi trong rạp, đặt phòng khách sạn, theo dõi danh mục đầu tư chứng khoán, chuyển tiền qua số điện thoại, thực hiện các loại giao dịch bằng giọng nói, thanh toán hóa đơn qua mã QR... Đồng thời khách hàng có thể thanh toán hàng trăm loại dịch vụ trong các lĩnh vực giáo dục, viễn thông, giao thông, điện, nước, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính tiêu dùng, truyền hình, giải trí, mua sắm trực tuyến, đấu thầu…
Dịch vụ SMS Banking của SCB giúp khách hàng dễ dàng tra cứu những biến động về số dư của tài khoản, theo dõi tỷ giá, lãi suất, tra cứu trạm ATM gần nhất cũng như tin tức khuyến mãi hấp dẫn từ SCB. Với dịch vụ Internet Banking của SCB, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tra cứu, thanh toán hoặc gửi tiền tiết kiệm thông qua bất kỳ thiết bị nào có Internet. Hơn nữa, khách hàng có thể chuyển khoản hoặc chuyển tiền trong và ngoài SCB lên đến 10 tỷ đồng một ngày. Ngoài ra, SCB cũng là ngân hàng đầu tiên trên thị trường triển khai tính năng “Gửi tiền online – Sổ tiết kiệm trao tay”, khách hàng có thể nhận thông tin sổ tiết kiệm trực tuyến có kèm mã QR qua địa chỉ email, đồng thời được hưởng lãi suất ưu đãi.
Những nỗ lực trên đã giúp SCB lần thứ 3 liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo tiêu biểu” của IDG và liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng uy tín, đơn cử có giải thưởng “Công nghệ ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2019” của tạp chí European; giải thưởng “Ưu đãi thẻ tín dụng tốt nhất Việt Nam 2019” của Global Business Outlook ... Đây chính là nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy SCB trong tương lai với những bước phát triển toàn diện về cả quy mô, hiệu quả và chất lượng trên thị trường Tài chính – Ngân hàng trong nước và quốc tế.