Nhu cầu vàng tăng cao, người Việt có xu hướng tích trữ lâu dài
Theo Hội đồng Vàng Thế giới, năm 2021 năm đầu tiên Việt Nam đứng thứ 2 trên thị trường tiêu thụ vàng, tiêu thụ vàng miếng của Việt Nam cũng lớn nhất trong khu vực và có xu hướng tích trữ lâu dài.
Áp lực chốt lời, vàng trong nước bị “thổi bay” gần 1 triệu đồng mỗi lượng
Theo Báo cáo xu hướng nhu cầu vàng mới nhất của Hội đồng Vàng Thế Giới, nhu cầu về trang sức ở Việt Nam ghi nhận đạt 12 tấn trong năm 2021, cao hơn 11% so với con số 11 tấn trong năm 2020. Tuy nhiên, nhu cầu vàng trong quý 4 giảm còn 2 tấn, thấp hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái do thị trường bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Nhu cầu cả năm về vàng miếng và tiền xu ở Việt Nam đạt 31 tấn, tăng nhẹ so với 29 tấn được mua trong năm 2020.
Trả lời phỏng vấn Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Andrew Naylor, Giám đốc điều hành khu vực châu Á – Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) của Hội đồng Vàng Thế giới đánh giá, năm 2021 là năm đầu tiên Việt Nam đứng thứ hai trên thị trường tiêu thụ vàng, tiêu thụ vàng miếng của Việt Nam cũng lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tổng nhu cầu vàng Việt Nam đạt 43 tấn, tăng 8% so với năm ngoái. Nhu cầu vàng miếng và vàng xu đều tăng đạt 31,1 tấn, nhu cầu vàng trang sức tăng 11% so với năm 2020.
“Tuy nhiên, nếu nhìn vào số liệu quý 4/2021 và quý 4/2020, quý 4/2021 có sự sụt giảm xuống còn 11 tấn, do lệnh dỡ phong tỏa mới đc thực hiện trong thời gian gần đây, nên sức mua chưa nhiều”, ông Andrew cho biết.
Ông Andrew nhận định, nhu cầu tiêu thụ vàng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và duy trì ở mức ổn định do nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục trở lại, thu nhập người dân đã tăng cao thể hiện qua tổng GDP.
Đối với thị trường Việt Nam, ông đã nghiên cứu về thị trường cho thấy tại Việt Nam, năm 2020 khoảng 9% người tiêu dùng Việt Nam chưa bao giờ cân nhắc vào việc đầu tư vàng.
Sau đây là toàn bộ nội dung phỏng vấn độc quyền của Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp:
- Thưa ông, nhu cầu vàng tại thị trường Việt Nam so với các nước khác trong khu vực hiện có sự khác nhau như thế nào?
Nhu cầu vàng của Việt Nam việc sở hữu vàng của người dân Việt Nam rất cao trong dân số. Bên cạnh đó, hành vi dự trữ vàng của người Việt Nam khác so với các nước trong khu vực, xu hướng hành vi dự trữ vàng trong dài hạn trong khi như ở Thái Lan người dân tích trữ trong ngắn hạn.
Khi so sánh thị trường Việt Nam với các nước trong khu vực, nhu cầu vàng miếng và vàng xu đứng thứ nhất trong khu vực Đông Nam Á và tại thị trường châu Á Việt Nam đứng thứ ba sau Trung Quốc và Ấn Độ. Còn về nhu cầu vàng trang sức, Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á.
Trong các nghiên cứu của chúng tôi, một trong những lí do khiến người tiêu dùng Việt Nam mua nhiều vàng đặc biệt là vàng miếng, là do người dân lựa chọn vàng miếng như loại tài sản trú ẩn an toàn, phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá, lạm phát.
- Ông dự báo, giá vàng trong năm 2022 sẽ biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực? Vì sao thưa ông?
Chúng tôi nhận thấy nhu cầu tiêu dùng đã phục hồi đáng kể vào năm 2021 và điều này có khả năng sẽ tiếp tục khi các nền kinh tế tiếp tục phục hồi và tình trạng đóng cửa tại các nước được nới lỏng. Giá vàng giảm cũng đã thúc đẩy đầu tư của người tiêu dùng. Lãi suất là một khó khăn đối với vàng, nhưng các nhà đầu tư tổ chức đã nhận ra vai trò tiềm năng của vàng như một hàng rào chống lại lạm phát và tôi hy vọng những lo ngại về lạm phát sẽ là động lực chính vào năm 2022.
- Với những nhà đầu tư, theo ông trong năm 2022 nhà đầu tư nên lưu ý những yếu tố nào trước khi quyết định đầu tư vào vàng, thưa ông?
Người tiêu dùng nên cân nhắc một số yếu tố khi mua vàng. Độ tinh khiết của vàng, nguồn gốc của vàng, ai sản xuất và ai đang bán chúng đều là những yếu tố quan trọng cần xem xét. Nếu bạn đang mua vàng và một bên thứ ba đang cất giữ thay mặt bạn, điều quan trọng là phải biết liệu vàng có được giao hợp pháp cho bạn với tư cách là chủ sở hữu hay không. Để giúp người tiêu dùng định hướng thị trường vàng, Hội đồng Vàng Thế giới đã xuất bản Hướng dẫn Nhà đầu tư Vàng Bán lẻ, đặt ra những câu hỏi mà người tiêu dùng nên hỏi khi mua một sản phẩm vàng.
Giá vàng trong nước lập kỷ lục mới
- Theo ông, ông đánh giá như thế nào về vị thế của vàng trong thời gian qua so với các tài sản tích trữ khác, đặc biệt trong thời kì nhiều biến động như đợt dịch COVID-19 đang diễn ra? Điều này ảnh hưởng đến giá vàng như thế nào?
Tình hình biến động COVID có tác động 2 chiều lên vàng. Sự bất ổn kinh tế và sự biến động của thị trường tài chính đã thúc đẩy sự quan tâm của các tổ chức đối với vàng. Đây là lý do tại sao chúng ta chứng kiến dòng tiền kỷ lục vào các quỹ ETF được hỗ trợ bằng vàng và giá vàng cao kỷ lục vào năm 2020. Điều này là do đầu tư tổ chức.
Mặt khác, nhu cầu của người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID. Sự kết hợp của giá vàng cao, đóng cửa đất nước và suy thoái kinh tế đã dẫn đến tình trạng nhu cầu của người tiêu dùng giảm. Điều này thể hiện rõ ràng trong năm 2020.
Năm 2021, khi nền kinh tế mở cửa, nhu cầu tiêu dùng phục hồi và điều này được phản ánh trong số liệu mới nhất của chúng tôi tại Việt Nam. Vàng được coi là vật lưu trữ giá trị lâu dài và nhiều người tiêu dùng đầu tư vào vàng lâu dài tại Việt Nam. Nghiên cứu về người tiêu dùng của Hội đồng Vàng Thế giới tại Việt Nam cho thấy 81% nhà đầu tư tại Việt Nam cảm thấy vàng khiến họ an tâm về lâu dài và 79% tin rằng vàng là biện pháp bảo vệ tốt trước lạm phát và biến động tiền tệ.
- Cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Điều gì “phả hơi nóng” vào giá vàng tuần tới?
05:30, 13/02/2022
Ngày vía Thần Tài: Sản phẩm vàng đa dạng, sức mua tại TP HCM phân hóa
14:03, 10/02/2022
Mua vàng Thần Tài có đem lại tài lộc?
05:30, 10/02/2022
Áp lực chốt lời, vàng trong nước bị “thổi bay” gần 1 triệu đồng mỗi lượng
18:47, 08/02/2022