Nâng cao trách nhiệm xã hội của hộ kinh doanh gia đình

Nguyễn Long 13/11/2018 14:30

Theo TS.Lê Đăng Doanh, trách nhiệm xã hội của hộ kinh doanh gia đình đang bị bị “bỏ ngỏ”, thiếu sự giám sát, dẫn đến sự chênh lệch trách nhiệm giữa doanh nghiệp và hộ gia đình.

TS. Lê Đăng DoanhThành viên Ủy ban chính sách phát triển của Liên Hợp Quốc

TS. Lê Đăng Doanh -Thành viên Ủy ban chính sách phát triển của Liên Hợp Quốc

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể được định nghĩa ngắn gọn như sau: “Cam kết của công ty trong ứng xử phù hợp với lợi ích của xã hội trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của khách hàng, nhà cung ứng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng, môi trường”.

Trách nhiệm xã hội được coi là một phạm trù của đạo đức kinh doanh liên quan đến mội hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo TS. Lê Đăng Doanh, Thành viên Ủy ban chính sách phát triển của Liên Hợp Quốc, hiện trạng hiện nay bên cạnh khoảng 350.000 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh có đến 3 triệu hộ kinh doanh gia đình, 5 triệu hộ nông dân có quy mô rất nhỏ. Mặc dù chiếm số đông nhưng trình độ hiểu biết về pháp luật và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp nhỏ còn nhiều hạn chế, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lớn đã được đề cao và có nhiều tiến bộ, song tại các doanh nghiệp nhỏ, các hộ gia đình và hộ nông dân, việc tuân thủ luật lao động, trách nhiệm với môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm còn có nhiều hạn chế.

Có thể bạn quan tâm

  • Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp gắn với bảo vệ động thực vật hoang dã

    08:30, 17/05/2017

  • Doanh nhân với trách nhiệm xã hội: “Trao quyền” để nối tiếp “Thành công”…

    08:07, 25/02/2017

  • Trách nhiệm xã hội và “thước đo” tài chính của DN

    16:50, 30/12/2016

Về vấn đề lao động, TS Doanh chỉ ra hầu hết các hộ kinh doanh gia đình không ký hợp đồng lao động với lao động, không đóng bảo hiểm. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, có nhãn hiệu đăng ký, hoạt động trên lĩnh vực xuất khẩu đạt trình độ về trách nhiệm xã hội. Điều này tạo ra sự chênh lệch giữa doanh nghiệp và hộ kinh doanh gia đình, cùng sản xuất kinh doanh, nhưng doanh nghiệp ngoài các chi phí tài chính như thuế, đóng bảo hiểm xã hội, họ lại thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng.

Tuy nhiên, TS Lê Đăng Doanh cũng chỉ ra một thực trạng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, đóng góp cho xã hội nhưng lại có xu hướng đánh bóng tên tuổi, thương hiệu một cách thái quá nhằm mục đích quảng cáo.

Đồng tình với ý kiến trên, TS Nguyễn Thị Kim Chi – Trường ĐH KHXH và Nhân văn nhận định rất nhiều doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là do đối tác yêu cầu hoặc cần thu hút các nhà đầu tư, PR hình ảnh của doanh nghiệp để có thêm hợp đồng kinh doanh.

Việc làm như vậy chỉ có ý nghĩa tức thời và đôi khi hiệu ứng ngược.

Quay lại vấn đề các hộ kinh doanh gia đình, TS. Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi, “Các hộ kinh doanh gia đình sẽ thực hiện trách nhiệm xã hội ra sao? Ai dám giám sát trách nhiệm xã hội này?” TS. Lê Đăng Doanh đề xuất, cần phải phát huy vai trò của tổ chức xã hội dân sự, trách nhiệm giám sát của báo chí, vai trò của các tổ chức quần chúng giúp doanh nghiệp phát huy tốt hơn trách nhiệm xã hội.

Đối với hộ kinh doanh gia đình phải nâng cao trách nhiệm xã hội, tuân thủ luật pháp đăng ký kinh doanh theo luật Doanh nghiệp. Cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm đồng hành, giám sát, ráo riết giúp đỡ doanh nghiệp từ hộ gia đình, một mặt khuyến khích các hộ gia đình đăng ký thực hiện trách nhiệm xã hội.

Nguyễn Long