Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Quảng Nam: Quy hoạch tái định cư cho bà con sau lũ

Diễm Hương 16/12/2020 04:50

Mới đây, đoàn công tác Ban Chỉ đạo TW về phòng chống thiên tai Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Quảng Nam có chuyến khảo sát, kiểm tra thiệt hại sau bão số 9 tại xã Phước Thành và Phước Kim (Phước Sơn).

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cùng lãnh đạo tỉnh kiểm tra thực tế tại xã Phước

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cùng lãnh đạo tỉnh kiểm tra thực tế tại xã Phước

Mục đích chuyến khảo sát là kiểm tra, tính toán phương án chọn địa điểm, quy hoạch tái định cư cho bà con nhân dân các xã trên địa bàn huyện Phước Sơn có nhà bị trôi và vùi lấp trong cơn bão số 9 vừa qua.

Cuộc sống của người dân vẫn bị bộn bề khó khăn.

Tính đến nay xảy ra lũ quét kinh hoàng tại khu vực Quảng Nam khiến 19 người vần còn mất tích, toàn bộ giao thông hạ tầng ưu tiên giao thông cho miền núi gần 20 năm qua hầu như đều bị phá hủy. Dù rất nhiều nỗ lực khắc phục nhưng nhiều số con đường trọng yếu lên 3 xã vùng cao lên Huyện Phước Sơn vẫn rất khó khăn đường xá hư hỏng, ruộng nương bị vùi lấp nhà cửa bị cuốn trôi cuộc sống của người dân vẫn bị bộn bề khó khăn.

Theo chính quyền xã Phước Thành, hiện nay khó khăn lớn nhất của bà con là nhà ở. Vẫn còn 105 nhân khẩu đang ở tạm nhà bà con, khu sinh hoạt cộng đồng, trạm y tế do khó khăn trong việc tìm kiếm quỹ đất để làm nhà tạm.

Theo đó, tại Huyện Phúc Sơn nơi có 9 người chết 4 người mất tích nghiều ngôi làng biến mất sau lũ, Làng Trà Vân, Xã Phước Kim, Huyện Phước Văn trong trận lũ quét kinh hoàng vào tháng 10 vừa qua, cây cầu cốt thép bê tông bị cuốn trôi cùng 26 ngôi nhà bi trôi theo dòng nước lũ.

Cầu gẫy hơn 1 tháng nay, gần 50 gia đình làng Trà Vân với hàng trăm người dân qua sông với sợi dây sắt này, người dân qua sông là mua những hàng yếu phẩm và nhận hàng cứu trợ cong trẻ em đu dây qua sông ngày ít nhất 2 lần để đến trường khi mưa lớn lũ về, cầu dây bị ngập cả làng lại bị cô lập. Hàng ngày hàng trục người dân đi qua sợi dây này rất là nguy hiểm nhưng không còn cách nào khác bà con đánh đu với mạng sống của mình. Vì thiết lập bằng dây tạm thế này để người dân qua sông là giải pháp tình thế bởi việc làm.

Theo ông Trần Quang Hoài – Phó CT Tỉnh Quảng nam cho rằng: Hiện nay ưu tiên hàng đầu của chính quyền địa phương là khắc phụ sạt lở thông đường đến được các xã vùng cao đến được các gia đình bị nước cuốn trôi nhà và tìm người mất tích. Đời sống của bà con hiện nay rất khó khăn, sống bằng cách nhờ vào nguồn cứu trợ của địa phương.

Chính quyền đang nỗ lực giúp bà con tái thiết cuộc sống

Hiện chính quyền đang nỗ lực để giúp bà con tái thiết cuộc sống, địa phương cũng cho nhân dân làm cầu tạm để qua laị giao thông đưa các cháu đến trường, đợt thiên tai này nó quá lớn tần suất quá lớn so với dự tính của chúng tôi chính vì vậy kinh phí của địa phương rất rất phải nhiều năm mới khắc phục được,  đợt mưa lũ cuối tháng 10 vừa qua đã tàn phá hạ tầng của quảng nam đã đầu tư cho Huyện miền núi suốt 15 năm qua, tổng thiệt hại 10 ngàn tỷ đồng với nguồn lực của địa phương việc tái thiết lại cuộc sống lâu dài của hàng vạn gia đình tại miền núi là bài toán rất nan giải nếu đầu tư 1 cách vá vứu tạm bợ thì chỉ sau 1 trận lũ mọị thứ lại bị phá ủy.

Ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho rằng: “Hơn một tháng qua, Chính phủ, các bộ ngành, chính quyền, người dân và doanh nghiệp đã nỗ lực giúp đỡ công tác phục hồi sau thiên tai. Nhưng khối lượng công việc quá lớn, mức độ thiệt hại quá nghiêm trọng, đòi hỏi thêm kinh phí cũng như sự nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới. Phải sớm ổn định lại đời sống, sản xuất của bà con. Hiện nay, nguy cơ rủi ro ở các tuyến đường giao thông, sông suối, khu dân cư còn đang rình rập. Tất cả vị trí cư dân đang sống cần có sự theo dõi, giám sát, cảnh báo để đảm bảo an toàn cho người dân. Chính quyền, các ngành cần chạy đua nước rút để bà con sớm có nơi ở đón tết, ổn định đời sống, sản xuất.

 Cần rà soát lại các trụ sở, trung tâm, trường học của địa phương cũng là nơi rất mất an toàn. Tổng cục Phòng chống thiên tai đang đưa lực lượng kỹ thuật trong nước, nước ngoài vào Phước Sơn để cùng đánh giá mức độ an toàn, đưa ra giải pháp kịp thời nhất cho người dân, chính quyền nơi đây”.

Dịp này, đoàn công tác cũng đã đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ khó khăn với người dân vùng bị thiên tai tại xã Phước Kim và Phước Thành. Sau chuyến làm việc, đoàn công tác ghi nhận nhiều kiến nghị của người dân và chính quyền địa phương, qua đó tiếp tục có những chỉ đạo phù hợp trong công tác tái thiết đời sống đồng bào vùng cao thời gian sắp đến.

Diễm Hương