Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương xem xét phản ánh năng lực gia công cơ khí của Việt Nam
Văn phòng Chính phủ đã chuyển thông tin phản ánh của Báo Sài gòn Giải phóng về năng lực gia công cơ khí của Việt Nam đến Bộ Công Thương xem xét, xử lý.
Ảnh minh họa.
Ngày 31/7/2019, Báo Sài gòn Giải phóng có phản ánh thông tin: Hiện có 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện nhưng chỉ khoảng 300 doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia, chiếm khoảng 17%. Năng lực gia công cơ khí của Việt Nam còn rất nhỏ về quy mô, yếu về công nghệ, thiếu đa dạng trong chủng loại, năng suất thấp, dẫn đến năng lực cạnh tranh kém.
Theo phản ánh, trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, so với các quốc gia trong khu vực, sản xuất lắp ráp tại Việt Nam có chi phí cao hơn khoảng 20%, do quy mô nhỏ và tỷ lệ nội địa hóa thấp.
Hiện ô tô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam đạt tỷ lệ nội địa hóa bình quân khoảng 7% - 10% và mang hàm lượng công nghệ rất thấp. Trong khi tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đạt 65% - 70%, đơn cử Thái Lan đạt tới 80%.
Có thể bạn quan tâm
Khởi nghiệp thành công từ nghề cơ khí
05:15, 14/06/2019
Cần ưu đãi đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí chế tạo
07:00, 25/05/2019
Cơ khí “tụt hơi”
14:54, 15/05/2019
[Ngành cơ khí kêu cứu]: Vì sao bị “vây hãm”?
11:11, 28/02/2019
Đâu là “liều thuốc” tăng trưởng của ngành cơ khí?
06:16, 06/09/2018
Ngành cơ khí tìm lại giá trị cốt lõi Kỳ II: Chính sách hỗ trợ... trên giấy
10:41, 12/04/2018
Ngành cơ khí đi tìm lại giá trị cốt lõi Kỳ I: Cơ khí Hải Phòng- vang bóng một thời
08:03, 07/04/2018
Việt Nam sẽ xuất khẩu 45% sản lượng ngành cơ khí vào năm 2035
03:05, 20/03/2018
Đối với năng lực cung ứng của ngành gia công cơ khí của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ về quy mô, yếu về công nghệ, thiếu đa dạng trong chủng loại, năng suất thấp, dẫn đến năng lực cạnh tranh kém.
Do đó, để doanh nghiệp Việt Nam đủ tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng áp dụng các giải pháp công nghiệp và công nghệ hiện đại; bắt buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động thông qua đầu tư công nghệ, thiết bị và giải pháp thông minh.
Qua đó, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí lao động và chi phí vận hành.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã chuyển thông tin nêu trên đến Bộ Công Thương để xem xét, xử lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.