Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu ý kiến về đầu tư phát triển cảng biển

BBT 21/11/2019 16:26

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao một số Bộ liên quan nghiên cứu ý kiến của Bloomberg về đầu tư phát triển cảng biển.

Cảng biển tại Việt Nam chưa đáp ứng được tốc độ phát triển (Ảnh: Bloomberg).

Cảng biển tại Việt Nam chưa đáp ứng được tốc độ phát triển. Ảnh: Bloomberg.

Có thể nhận thấy, động lực tăng trưởng của Việt Nam hiện nay đang dựa chủ yếu vào tầng lớp trung lưu trẻ và đang phát triển, một loạt các hiệp định thương mại tự do cũng như ngành công nghiệp sản xuất bùng nổ.

Các doanh nghiệp từ Google tới Crate & Barrel Holdings đều đang xếp hàng để được đầu tư vào Việt Nam, khi các chuỗi cung ứng đang dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Tuy nhiên, cảng biển tại Việt Nam đang bị quá tải. Ngày càng nhiều doanh nghiệp phàn nàn về cảng và đường bị tắc nghẽn, chi phí bất động sản và tiền lương tăng vọt.

"Với tình hình hiện tại, Việt Nam chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu của một làn sóng các công ty nếu họ chuyển đến", ông Tsai Wen Jui, Chủ tịch của nhà sản xuất DDK đến từ Đài Loan, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng Bình Dương.

Ông Tsai thường xuyên than vãn về việc đường cao tốc tại Việt Nam vừa thiếu, vừa không đảm bảo chất lượng khiến cho giao thông thường xuyên tắc nghẽn.  "Ngay cả khi chỉ khoảng 5% các công ty Đài Loan tại Trung Quốc chuyển đến Việt Nam, cơ sở hạ tầng cũng khó lòng đáp ứng". - Ông Tsai nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng cho phép nghiên cứu đưa cảng Trần Đề vào nhóm cảng biển quốc gia

    07:39, 04/11/2019

  • Cổ phiếu cảng biển nào sẽ “lên ngôi”?

    05:00, 29/10/2019

  • Thương chiến và cơ hội cho ngành cảng biển

    11:00, 15/10/2019

  • “Điểm trừ” của cảng biển Việt Nam

    11:00, 24/09/2019

  • “Oằn mình” cõng phí dịch vụ cảng biển

    11:35, 22/08/2019

  • Hải Phòng: Sân bay, cảng biển “đóng cửa” chờ bão tan

    06:45, 04/07/2019

  • Nạo vét cảng biển miền Trung loay hoay tìm bãi thải

    16:36, 28/07/2019

Theo Bloomberg Intelligence (BI), Trung Quốc có 6 trong số 10 cảng có lượng container lớn nhất thế giới - bao gồm cảng Thượng hải ở vị trí số 1. Trong khi đó, hai cảng lớn nhất của Việt Nam là TP.HCM và Cái Mép lần lượt ở vị trí 25 và 50.

Trong năm 2017, lưu lượng container ở Việt Nam chỉ chiếm 2,5% tổng lượng container toàn cầu trong khi Trung Quốc chiếm 40%.

Do đó, để theo kịp nhu cầu mới, năng lực vận chuyển container của Việt Nam cần tăng trưởng gần gấp đôi tốc độ 10% -12% của thập kỷ trước, cũng như tăng gấp đôi trong các hoạt động giao nhận và vận chuyển hàng hóa của bên thứ ba.

Chính phủ ước tính sẽ chi khoảng 80 - 100 nghìn tỷ đồng (3,44 - 4,31 tỷ USD) để phát triển hệ thống cảng biển. Song, việc nâng cấp các cảng hiện tại hay xây cảng mới vẫn chưa đem lại nhiều hiệu quả.

Theo phân tích của BI, sự tắc nghẽn tại các cảng dẫn tới chi phí tồn kho tăng và dây chuyền sản xuất ít đa dạng hơn, giao thương sẽ bị giới hạn ở những hàng hóa không quá nhạy cảm với thời gian. 

Do đó, Việt Nam cần  đầu tư thêm cho kho, cảng biển, nhà ga đường sắt, và kho container nội địa. BI cũng đề xuất thành lập một công ty vận tải container quốc gia hoặc cổ phần để hỗ trợ thương mại xuyên biên giới quy mô lớn. 

Bloomberg Intelligence (BI) gợi ý, việc đầu tư cho, cảng biển, nhà ga đường sắt, kho bãi container nội địa, cũng như thành lập công ty vận tải container quốc gia có thể hỗ trợ cho việc cải thiện tình hình hiện tại và phát triển được thương mại quy mô lớn quyên biên giới.

Trước đề xuất này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, thống nhất với Bộ Giao thông vận tải, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung trên.

BBT