Khả năng áp dụng CISG khi áp dụng pháp luật của một quốc gia

TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM 29/01/2020 11:05

Trên thực tế đang tồn tại một điều ước quốc tế rất quan trọng trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế và đó là CISG. CISG có được áp dụng không?

Tình tiết sự kiện: Công ty Malaysia (Nguyên đơn) và Công ty Việt Nam (Bị đơn) có ký hợp đồng mua bán hàng hóa. Liên quan đến CISG, Hội đồng Trọng tài cho rằng Công ước này không được áp dụng.

fgj

Ngày nay khả năng áp dụng CISG có thể không tồn tại ngay cả khi các bên thoả thuận chọn pháp luật của một quốc gia mà quốc gia này đã là thành viên của CISG và đây là điểm doanh nghiệp cần lưu ý.

Trong vụ việc trên, “các Bên đã thỏa thuận rằng nếu luật Singapore không được áp dụng, thì luật Việt Nam sẽ được áp dụng. Hội đồng Trọng tài chấp nhận thỏa thuận đó”. Liên quan đến CISG nêu trên (không được các Bên thỏa thuận chọn áp dụng cho hợp đồng), theo Hội đồng Trọng tài, “Nguyên đơn trình bày và Hội đồng Trọng tài chấp nhận, rằng Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) không áp dụng cho vụ việc này vì hai lý do.

Thứ nhất, Việt Nam không phải là quốc gia thành viên của CISG. Thứ hai là, mặc dù Singapore là quốc gia thành viên của CISG, nhưng Singapore bảo lưu đối với Điều 1.1(b) của CISG do vậy CISG không áp dụng cho những trường hợp như vụ việc này: hợp đồng được ký giữa một bên Singapore và một bên Việt Nam và luật Singapore, ít nhất là trong một phạm vi nhất định, là luật điều chỉnh của hợp đồng”.

Như vậy, CISG không được áp dụng và một trong những lý do của việc không áp dụng là “Việt Nam không phải là quốc gia thành viên của CISG”. Ở thời điểm của vụ tranh chấp, Việt Nam mới đang tiến hành gia nhập, chưa là thành viên của CISG nên Trọng tài chưa thể áp dụng.

Bởi lẽ, theo khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, “đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp nhất”.

Ở đây, các Bên đã thỏa thuận chọn hệ thống pháp luật Việt Nam trong khi đó Việt Nam chưa là thành viên của CISG nên không có cơ sở để Trọng tài áp dụng CISG. Ngày nay, Việt Nam là thành viên của CISG nên nếu hoàn cảnh tương tự xảy ra thì khả năng áp dụng CISG tồn tại.

Trong vụ việc trên, các Bên còn thỏa thuận áp dụng hệ thống pháp luật Singapore và Singapore đã là thành viên của CISG. Thông thường, khi một nước là thành viên của CISG, CISG trở thành một bộ phận của hệ thống pháp luật của nước đã là thành viên và, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, CISG sẽ được áp dụng. Thực tế, Singapore đã là thành viên của CISG nhưng Hội đồng Trọng tài vẫn không áp dụng Công ước này. Sở dĩ Hội đồng Trọng tài không áp dụng CISG cho dù các Bên đã thỏa thuận áp dụng pháp luật Singapore và Singapore đã là thành viên của Công ước là vì Singapore đã có bảo lưu khi là thành viên của Công ước.

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 CISG quy định “Công ước này được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở tại các nước khác nhau khi các nước này là thành viên của Công ước (a); hoặc khi quy định của Tư pháp quốc tế dẫn tới áp dụng pháp luật của một nước thành viên của Công ước (b)”. Với điểm b vừa nêu, chỉ cần pháp luật của nước thành viên được áp dụng thì Công ước được áp dụng.

Có thể bạn quan tâm

  • Xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ hợp đồng

    Xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ hợp đồng

    11:05, 26/01/2020

  • Hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp văn bản pháp luật thay đổi

    Hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp văn bản pháp luật thay đổi

    12:05, 25/01/2020

  • Điều kiện áp dụng phạt vi phạm hợp đồng: Phải có thỏa thuận

    Điều kiện áp dụng phạt vi phạm hợp đồng: Phải có thỏa thuận

    11:01, 01/12/2019

  • Điều chỉnh lại hợp đồng khi chính sách thay đổi

    Điều chỉnh lại hợp đồng khi chính sách thay đổi

    04:50, 23/11/2019

Trong vụ việc được phân tích, các Bên đã thỏa thuận áp dụng pháp luật Singapore (là thành viên của Công ước) nhưng Singapore đã bảo lưu không áp dụng điểm b nên CISG chỉ được áp dụng khi một bên có trụ sở tại Singapore và bên còn lại có trụ sở tại nước thành viên khác. Điều đó cũng có nghĩa là hợp đồng trong vụ việc được phân tích không được điều chỉnh bởi CISG vì, ở thời điểm tranh chấp, bên còn lại của hợp đồng có trụ sở tại Việt Nam và Việt Nam chưa là thành viên của CISG. Ngày nay, Việt Nam đã là thành viên của CISG nên, theo quy định trên, khả năng áp dụng CISG tồn tại.

Qua nội dung trên, chúng ta thấy ngày nay khả năng áp dụng CISG có thể không tồn tại ngay cả khi các bên thoả thuận chọn pháp luật của một quốc gia mà quốc gia này đã là thành viên của CISG và đây là điểm doanh nghiệp cần lưu ý.

TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM