Luật Trọng tài thương mại và đặc trưng trong giải quyết tranh chấp thương mại

Luật sư NGUYỄN MẠNH DŨNG (*) 23/01/2021 04:10

Mặc dù, có nhiều nội dung giống nhau nhưng giữa Luật TTTM 2010 và BLTTDS 2015 cũng có nhiều điểm khác biệt quan trọng, thể hiện những đặc trưng của các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau.

Theo đó, khi địa điểm trọng tài của một vụ trọng tài được xác định là Việt Nam, thì Luật Trọng tài thương mại 2010 sẽ điều chỉnh quá trình tố tụng trọng tài, nên cũng có thể coi là luật hình thức tương tự như vai trò của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 điều chỉnh trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án.

Nếu so sánh bố cục nội dung của 2 luật này, có thể nhận thấy cả Luật Trọng tài thương mại 2010 cũng như Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đều có những quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quá trình tố tụng, trình tự, thủ tục khởi kiện, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, phiên xử và kết quả của quá trình tố tụng là bản án, quyết định của tòa án hay phán quyết và quyết định trọng tài và việc thi hành,...

Luật Trọng tài thương mại 2010 có những đặc trưng riêng trong giải quyết tranh chấp thương mại - Ảnh minh họa

Luật Trọng tài thương mại 2010 có những đặc trưng riêng trong giải quyết tranh chấp thương mại - Ảnh minh họa

Mặc dù, có nhiều nội dung giống nhau nhưng giữa Luật Trọng tài thương mại 2010 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng có nhiều điểm khác biệt quan trọng, thể hiện những đặc trưng của các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau.

Luật Trọng tài thương mại 2010 vốn chịu ảnh hưởng lớn từ các điều ước quốc tế mà cụ thể nhất là Công ước New York 1958 về việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài mà Việt nam là một quốc gia thành viên từ 25 năm nay. Một văn bản pháp lý quốc tế khác cũng ảnh hướng lớn đến Luật Trọng tài thương mại 2010 là Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UNCITRAL) sửa đổi năm 2006 mà Việt nam mới trở thành thành viên chính thức từ ngày 18/12/2018 được Ban soạn thảo Luật trọng tài thương mại của Hội Luật gia Việt nam tham khảo rộng rãi trong quá trình soạn thảo luật này.

Ngoài ra, cụm từ “Nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác” được sử dụng khá thường xuyên thể hiện một nguyên tắc rất cơ bản trong trọng tài quốc tế là nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên tranh chấp (Party Autonomy) như quy định tại khoản 1, Điều 4 của Luật Trọng tài thương mại 2010, Phán quyết trọng tài là chung thẩm như quy định tại khoản 5, Điều 4 cũng là một nguyên tắc cơ bản khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nên Luật Trọng tài thương mại không có các quy định về nhiều cấp xét xử khác nhau như trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Trong Luật Trọng tài thương mại 2010, không có những quy định chi tiết về tính độc lập và khách quan của Trọng tài viên, cách hành xử của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, chứng cứ và nguồn chứng cứ,... như trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Những vấn đề không được quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010, sẽ được điều chỉnh trước hết bởi quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài (ví dụ như: ICC, SIAC, HKIAC hay VIAC), thỏa thuận trọng tài của các bên tranh chấp và thông lệ tốt nhất trong Trọng tài quốc tế do các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp (ví dụ như: IBA hay ICCA) hay các tổ chức trọng tài hệ thống hóa và ban hành thường được gọi là luật mềm (hay softlaw) để phân biệt với Luật Trọng tài quốc gia.

(*)Giám đốc Công ty TNHH Phòng ADR Việt Nam, Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Tư vấn Độc lập (Dzungsrt & Associates), Trọng tài viên, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Hòa giải viên Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC.

Có thể bạn quan tâm

  • 10 năm thực thi Luật Trọng tài Thương mại: Tiến tới chuẩn mực quốc tế trong hoạt động trọng tài

    10 năm thực thi Luật Trọng tài Thương mại: Tiến tới chuẩn mực quốc tế trong hoạt động trọng tài

    23:24, 27/06/2020

  • Đã đến lúc phải sửa Luật Trọng tài thương mại

    Đã đến lúc phải sửa Luật Trọng tài thương mại

    04:50, 27/06/2020

  • 10 năm của Luật Trọng tài thương mại: Cần có những sửa đổi phù hợp với hội nhập

    10 năm của Luật Trọng tài thương mại: Cần có những sửa đổi phù hợp với hội nhập

    11:00, 18/06/2020

  • Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Thương mại: Giảm áp lực cho tòa án, tiết kiệm thời gian và chi phí

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Thương mại: Giảm áp lực cho tòa án, tiết kiệm thời gian và chi phí

    10:02, 17/06/2020

Luật sư NGUYỄN MẠNH DŨNG (*)