Góc nhìn kinh tế về Luật An ninh mạng
Một chính sách được ban hành, cần phải có mục tiêu rõ ràng, bởi nếu không sẽ tạo phiền toái và góp phần làm tăng phí tổn xã hội.
Xây dựng nền sản xuất trong nước không chỉ cần có những biện pháp khuyến khích mang tính đồng bộ từ Nhà nước, mà quan trọng hơn, trong 1 vài trường cần thiết phải bảo hộ các doanh nghiệp quốc nội trước các tay chơi quốc tế sành sỏi.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp Việt cần chủ động đối phó với các mối đe dọa về an ninh mạng
12:50, 31/07/2018
Luật An ninh mạng quy định thế nào về bảo vệ trẻ em, thông tin bí mật cá nhân?
09:35, 22/06/2018
Luật An ninh mạng không làm khó doanh nghiệp
17:36, 15/06/2018
Luật An ninh mạng giúp bảo vệ doanh nghiệp trên môi trường không gian mạng
01:12, 13/06/2018
Nhà hoạch định chính sách trong trường hợp này đứng trước hai lựa chọn: Bảo vệ quyền lợi của người dùng thông qua việc mở cửa cho các Công ty đa quốc gia tràn vào thị trường, hoặc đóng cửa thị trường trong ngắn hạn để bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Cho dù là lựa chọn nào cũng sẽ mang lại những rủi ro và xã hội luôn phải trả giá cho các lựa chọn đó. Cụ thể:
Nếu chọn phương án mở cửa, rõ ràng người dùng trong ngắn hạn sẽ được hưởng lợi. Nhưng lựa chọn này tiềm ẩn rủi ro khi cơ hội thành công của các ngành sản xuất trong nước sẽ bị bóp nghẹt bởi các Công ty đa quốc gia.
Nếu lựa chọn phương án đóng cửa thị trường, nó sẽ cơ hội cho các doanh nghiệp gây dựng nền sản xuất trong nước. Dẫu vậy, biện pháp này chỉ nên áp dụng trong ngắn hạn và phải kèm theo đó là sự giám sát của Nhà nước. Bởi mục tiêu của việc đóng cửa thị trường không phải là bảo vệ một vài doanh nghiệp trong nước mà nhằm phát triển ngành sản xuất trong nước. Thiếu sự giám sát, cơ chế độc quyền của một thị trường bảo hộ sẽ mang lại những hệ quả xấu mà người tiêu dùng trong nước phải gánh chịu.
Quay trở lại tư duy quản lý trong Dự thảo Nghị định về An ninh mạng, chỉ xét riêng yếu tố kinh tế của vấn đề, câu hỏi được đưa ra: Mục tiêu của Nhà làm luật là gì?
Thứ nhất, nếu các hãng như Google, Facebook buộc phải rời khỏi Việt Nam, có doanh nghiệp nào của Việt Nam có đủ năng lực để trở thành Baidu, Alibaba, Tencent Việt Nam hay không?
Thứ hai, trong trường hợp nếu tiêu chí thứ nhất được đáp ứng, thì lộ trình để tạo ra một thị trường cạnh tranh trong dài hạn là gì? Đồng thời, lộ trình xây dựng và hỗ trợ ngành sản xuất trong nước là như thế nào? Phí tổn cho lộ trình đó và cơ chế giám sát là gì?
Quan trọng hơn, một chính sách được ban hành, cần phải có mục tiêu rõ ràng. Bằng không, những quy định ban hành mang tính nửa vời sẽ tạo ra những phiền toái không đáng và góp phần làm tăng phí tổn xã hội.