Doanh nghiệp phá sản thì người lao động sẽ “không phải” đi làm nữa chứ cần gì giảm giờ làm

Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI); Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Xuyên Thái Bình (PAN); 24/10/2019 12:32

Doanh nghiệp cần được nhìn nhận như một công cụ tạo ra giá trị cho xã hội và tất cả các thành tố gắn vào đều được hưởng lợi.

Lương của người lao động do doanh nghiệp sử dụng lao động trả được trích từ thu nhập thông qua sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ấy. Vậy muốn tăng thu nhập cho người lao động hay giảm giờ làm thì phải đồng nghĩa với việc làm sao để tăng hiệu quả cho doanh nghiệp.

để có thể tăng lương, giảm giờ làm thì chính sách trước hết phải nhắm tới tăng cường hiệu quả cho doanh nghiệp

Để có thể tăng lương, giảm giờ làm thì chính sách trước hết phải nhắm tới tăng cường hiệu quả cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần được nhìn nhận như một công cụ tạo ra giá trị cho xã hội và tất cả các thành tố gắn vào đều được hưởng lợi. Ngân sách hưởng lợi qua thu thuế, cổ đông hưởng lợi qua việc dùng lợi nhuận chia cổ tức cũng như tăng giá trị cổ phiếu nắm giữ, người lao động hưởng lợi thông qua lương được trả cũng như chính sách phúc lợi khác... Và những điều này đều phụ thuộc vào hiệu quả của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi): Giảm giờ làm có thể khiến tốc độ tăng trưởng giảm đi

    19:28, 23/10/2019

  • Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi): Tăng tuổi hưu và lo ngại chuyện thực thi

    15:37, 23/10/2019

  • Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi): Ép trần giờ làm, Đại biểu Quốc hội lo nông sản “lãnh đủ”

    13:08, 23/10/2019

  • Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi): Tranh luận nảy lửa về giờ làm thêm

    11:14, 23/10/2019

  • Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi): Nhiều Đại biểu đồng tình giữ giờ làm việc 48 giờ/tuần 

    10:15, 23/10/2019

  • Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi): Phương án nào hài hoà lợi ích?

    06:30, 23/10/2019

Hiệu quả của doanh nghiệp không phải tự nhiên trên trời rơi xuống mà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng có 2 yếu tố quan trọng nhất liên quan đến những tranh luận trên nghị trường Quốc hội, đó là các chính sách của nhà nước, cũng như hiệu suất của người lao động.

Cho nên để có thể tăng lương, giảm giờ làm thì chính sách trước hết phải nhắm tới tăng cường hiệu quả cho doanh nghiệp. Nếu không sẽ khó đạt được mục tiêu vì hoàn toàn có thể dẫn tới khả năng doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí phá sản. Lúc ấy người lao động mất việc sẽ “không phải” đi làm nữa chứ cần gì giảm giờ làm.

Đúng là chúng ta cần phải có chiến lược tổng thể nhắm tới phát triển bền vững, lấy công bằng xã hội và giảm khoảng cách giàu nghèo làm mục tiêu hành động. Nhưng tất cả phải dựa trên cơ sở triết học thì mới khả thi, còn nếu không sẽ lại luẩn quẩn quanh câu chuyện muôn thủa “Con gà và quả trứng cái gì có trước?”.

Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI); Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Xuyên Thái Bình (PAN);