[COVID-19] Cẩn thận, nhưng đừng hoảng loạn
Chỉ số lây nhiễm của COVID-19 sẽ thấp đi trong tương lai, và sẽ thấp hơn khi ta cùng thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Việc chủng coronavirus mới, COVID-19, lan toả, cộng với việc tin về người mắc bệnh cứ được share hàng ngày khiến nhiều người có cảm giác như đây là căn bệnh sẽ giết chết mình và lo lắng quá mức.
Mình hi vọng những thông tin sau sẽ khiến mọi người vẫn thực hiện các biện pháp phòng chống lây bệnh, nhưng không hoảng loạn và có thể trấn an những người khác.
Hãy bình tĩnh nhìn nhận tình hình một cách lâu dài và tổng quát, nhận biết việc mình có thể làm giữa việc không thể thay đổi, thay vì chỉ đếm số người được xét nghiệm dương tính hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm
[COVID-19] Sài Gòn vắng vẻ giữa mùa dịch
15:46, 15/03/2020
[COVID-19] Cập nhật tình hình lây nhiễm xuất phát từ chuyến bay VN0054
14:15, 15/03/2020
[COVID-19] Bài học phòng chống dịch từ các nước Châu Á
12:00, 15/03/2020
[COVID-19] Chính thức ra mắt hệ thống khai báo sức khoẻ du lịch
09:12, 15/03/2020
COVID-19 giai đoạn 2: “Phao tin” không thể thắng được niềm tin!
07:59, 15/03/2020
[COVID-19] Cập nhật tình hình lây nhiễm từ bệnh nhân số 34
07:26, 15/03/2020
Hiện nay, chúng ta cần phòng dịch trước hết là để COVID-19 không lây lan quá nhanh làm quá tải hệ thống y tế, không phải vì COVID-19 là bệnh cấp tính gây tử vong.
Phản ứng của mỗi cá nhân khi bị nhiễm virus và có biểu hiện cúm (flu) sẽ khác nhau. Với những thông tin hiện tại, pattern ảnh hưởng đến sức khỏe của COVID-19 không quá khác với các loại virus gây cúm khác mà chúng ta đối mặt hàng năm.
Phần lớn những người trẻ, khoẻ, không có vấn đề sẵn có với hệ miễn dịch sẽ ốm, mức độ nhẹ đến nặng.
Tuy nhiên, một số người có sức đề kháng yếu, chủ yếu là người già, phụ nữ có thai, trẻ rất nhỏ (dưới 5 tuổi), những người phải uống thuốc giảm miễn dịch như những người nhận ghép nội tạng, sẽ có nguy cơ tử vong cao.
Thực tế là, kể cả không phải COVID-19, nếu bạn bị cúm do các chủng virus khác, cũng phải tránh không lây nhiễm đến những đối tượng này.
Khi bệnh mới bùng phát, số ca bệnh cần chăm sóc y tế (không tự phục hồi) có thể vượt quá tải khả năng chăm sóc của bệnh viện nếu để tiếp diễn tự nhiên.
Những người nhiễm COVID-19 có nguy cơ tử vong cao sẽ cần được chăm sóc, quan sát và hỗ trợ nhiều hơn như cần hỗ trợ thở, hỗ trợ oxi, cần thuốc...
Vì là chủng mới, số người có triệu chứng do COVID-19 sẽ tăng rất nhanh, tức số người cần hỗ trợ y tế để vượt qua bệnh cũng sẽ tăng nhiều hơn bình thường.
Hệ thống y tế quá tải khi bệnh phát tán tự nhiên
Với sự thật là việc kiểm soát COVID-19 không cho thoát ra cộng đồng (contain) đã không thành.
Hãy hiểu rằng sớm hay muộn ai trong chúng ta cũng sẽ tiếp xúc với COVID-19 và điều ta có thể làm hiện giờ làm giảm tốc độ lan truyền của COVID-19, để số ca bệnh mới không quá tải khả năng chăm sóc của bệnh viện và các cơ sở y tế, như việc đã xảy ra ở Vũ Hán và có lẽ đang xảy ra ở một số nước khác.
Với các biện pháp phòng dịch, tổng số người mắc có thể giữ nguyên nhưng tăng chậm lại để hệ thống y tế có thể chăm sóc người bệnh và không quá tải trong bất cứ thời điểm nào
Để giảm số lượng người tử vong do không nhận được chăm sóc đúng mức, ngoài việc thực hiện các thói quen vệ sinh tốt, việc không tụ tập đám đông, giảm đi lại, đóng cửa trường học... là cần thiết để giảm tốc độ truyền bệnh.
Bên cạnh đó, hãy hiểu rằng nếu bạn không có triệu chứng nặng và không nằm trong nhóm có nguy cơ cao, bác sĩ ở nhiều nơi, nhiều nước sẽ không xét nghiệm và bảo bạn hãy về nhà nghỉ ngơi, vì những bệnh nhân nguy cập khác cần được chăm sóc hơn.
Đừng quên, các loại cúm khác vẫn đang diễn ra, không chỉ có mỗi COVID-19!!!!
Tương lai của chúng ta và COVID-19 sẽ như thế nào?
Những biện pháp phòng bệnh hiện tại rất quyết liệt và cần thiết. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng ta sẽ phải cùng tồn tại với COVID-19 bình thường như với rất nhiều các loại cúm đã tồn tại.
Chúng ta có thể đóng cửa hết mọi hoạt động, đợi đến mùa hè hi vọng COVID-19 sẽ giảm như các loại cúm khác, nhưng đến mùa đông tới, COVID-19 cũng sẽ có khả năng quay trở như các loại cúm khác và vaccine chưa có.
Vậy thì làm sao, chẳng nhẽ lại chuẩn bị đóng cửa hết mọi hoạt động?
Nói chung, sau lần đầu tiên tiếp xúc với một sinh vật gây bệnh, nếu chúng ta không chết thì “hệ miễn dịch” sẽ ghi nhận và xây dựng khả năng đề kháng với sinh vật gây bệnh này.
Nói một cách khác, bạn có thể nhiễm COVID-19 và rất ốm lần đầu, nhưng nếu COVID-19 không phải là ngoại lệ, thì bạn sẽ miễn dịch với COVID-19 trong một thời gian dài trong tương lai.
Tin tốt là COVID-19 có vẻ nặng hơn cúm thông thường nhưng không phải bệnh nguy hiểm với khả năng tử vong cao như một số dịch (MERS: 35%, SARS: 10%) hay 100% gây tử vong như bệnh dại (rabies), nên những người có sức khoẻ tốt sẽ hoàn toàn hồi phục.
Khi đã có đủ người có khả năng miễn dịch với COVID-19 (do đã mắc bệnh một lần, hoặc hi vọng do có vaccine trong tương lai), COVID-19 sẽ lây lan chậm lại, và những người có nguy cơ tử vong cao cũng sẽ được che chắn hơn nhờ miễn dịch cộng đồng (herd immunity).
Nếu bạn so chỉ số gây bệnh của COVID-19 hiện tại với các loại virus cúm đã biết khác, chỉ số của COVID-19 rất cao vì nó cứ chạm đến ai là lây nhiễm cho người đó, và người đó trở thành nhân tố lây nhiễm mới (carrier).
Với các loại cúm thường gặp, do tồn tại đã lâu nên đã có rất nhiều người trong chúng ta có sức đề kháng và không trở thành nhân tố lây nhiễm.
Chỉ số lây nhiễm của COVID-19 sẽ thấp đi trong tương lai, và sẽ thấp hơn khi ta cùng thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Do đó, trước mắt, trong thời gian này, hãy bình tĩnh thực hiện các biện pháp chống dịch do các cơ quan điều hành nơi chúng ta ở đưa ra, đồng thời tự cảnh giác lo cho sức khoẻ của bản thân, lo lắng cho người già và trẻ nhỏ trong gia đình, nhưng ĐỪNG HOẢNG LOẠN và ĐỪNG LÀM NGƯỜI KHÁC HOẢNG LOẠN.
COVID-19 không phải là bệnh tệ nhất mà con người từng đương đầu, và chắc hẳn sẽ có những nghiên cứu để phòng ngừa COVID-19 tốt hơn trong tương lai.
Xin nói thêm, nếu bạn muốn giúp đỡ cho hệ thống y tế trong thời gian này, ĐỪNG TÍCH TRỮ KHẨU TRANG VÀ GĂNG TAY. Khẩu trang sẽ hữu dụng hơn trong việc phòng dịch khi người sử dụng là người ốm và những người chăm sóc người ốm như nhân viên y tế.