5% và cái kết sớm của kỷ nguyên Châu Á?

PHẠM VIỆT ANH - Chuyên gia tư vấn Tăng trưởng Doanh nghiệp 01/06/2020 12:16

Dù GDP đóng góp hơn 45% GDP thế giới nhưng Châu Á chỉ chiếm dưới 5% thị trường truyền thông toàn cầu. Vì vậy, sự ảnh hưởng của văn hoá nghệ thuật và truyền thông, tức sức mạnh mềm là rất hạn chế.

Covid-19 sẽ khiến châu Á ít nhận được sự quan tâm của Mỹ trong tương lai. (Nguồn: Getty Image)

Triển vọng Châu Á trong tương lai vẫn đang chờ truyền thông Châu Á vẽ lại (Nguồn: Getty Image)

Những gì thế giới biết về Châu Á đẹp xấu ra sao là qua sự khắc hoạ của những BBC, CNN, Bloomberg... thuộc truyền thông phương Tây. Trong thời đại của cách mạng truyền thông và công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể kiểm soát nhận thức của con người ngày nay, thua trên mặt trận truyền thông là coi như thua trên tất cả mặt trận còn lại.

Hiện dân số thế giới 7,7 tỷ người thì trong đó hơn 4,4 tỷ là người Châu Á, chiếm hơn 1/2 tổng dân số thế giới và tiếp tục tăng nhanh. GDP toàn cầu hiện là hơn 80 ngàn tỷ USD, trong đó Châu Á chiếm hơn 45%. Lẽ ra, với một thị trường khổng lồ và GDP lớn như vậy, thế kỷ 21 phải là thế kỷ của người Châu Á, nhưng Trung Quốc đã và đang huỷ hoại triển vọng ấy.

Đầu thế kỷ 20 Trung Quốc nổi lên như một cường quốc. Thành công về kinh tế, khoa học của Trung Quốc trong một thời gian ngắn là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cách trỗi dậy của Trung Quốc cũng khiến cho Châu Á ngày càng phân hoá và nghi kỵ lẫn nhau, Trung Quốc gây hấn với tất cả các nước láng giềng.

Châu Á hiện là một khối thiếu sự thống nhất về đường lối phát triển thực chất. Thiếu đi những hệ giá trị chia sẻ chung để có thể thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh cùng tiến bộ, sự đoàn kết giảm đi làm sức cạnh tranh toàn cầu và giá trị Châu Á nhạt phai dần. Văn minh phương đông không hề thua kém văn minh phương tây với những khác biệt hấp dẫn trong sự đa dạng về bản sắc văn hoá và bề dày lịch sử, nhưng Trung Quốc - kẻ đại diện đang lên xấu xí đã và đang phá hoại tiềm năng của Châu Á.

Lẽ ra, trước khi trở thành một lãnh đạo toàn cầu thực thụ, Trung Quốc phải thành công trong việc trở thành lãnh đạo Châu Á một cách đường hoàng. Những quốc gia Châu Á như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran…dù ngôn ngữ và văn hoá có khác nhưng cùng chia sẻ niềm tự hào phương đông sẵn có, một khi được đồng khai thác sẽ trở thành động lực cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy nhanh sự tiến bộ của khu vực này. Rất tiếc, thay vì trở thành một đối trọng đủ sức cân bằng quyền lực toàn cầu một cách tích cực, sự thiếu hợp tác và đoàn kết của Châu Á lại có lợi cho sự lấn át của phương tây. Nhưng có lẽ, "chiến thắng" của phương tây và Mỹ là tốt hơn với những quốc gia nhược tiểu bị Trung Quốc ức hiếp lâu nay.

Dưới sự lãnh đạo của Mỹ cùng đồng minh và một Liên minh Châu Âu thống nhất trong đa dạng chắc chắn được đón chào trên thế giới hơn là Trung Quốc. Ý thức hệ bá quyền cộng sản Trung Quốc rõ ràng là cản trở sự tiến bộ của nhân loại, cùng với nó là những quốc gia, đảng phái chính trị theo đuôi. Thế hệ hôm nay có thể tin tưởng vào các thế hệ tương lai với các phẩm chất mới mẻ vượt trội hơn trong việc giải quyết những vấn đề của thế giới. Các thế hệ Công dân toàn cầu tương lai không phân biệt màu gia, quốc tịch sẽ cùng chia sẻ những hệ giá trị tiến bộ chung của nhân loại, cùng nhau xây dựng một thế giới mới nhân văn, tiến bộ, bền vững và hoà bình hơn.

Khi thời của các hệ tư tưởng loại trừ nhau kết thúc thì kỷ nguyên của văn hoá và thịnh vượng sẽ bắt đầu. Các hình thái của tự do sẽ thoát khỏi gông cùm của hệ tư tưởng, cuối cùng sẽ làm trỗi dậy những cái đẹp văn hoá của mỗi dân tộc, được dẫn dắt và lan toả bởi các thế hệ Công dân toàn cầu tương lai. Nếu thế hệ lãnh đạo hiện tại thiếu vắng một niềm tin vĩ đại, một khát vọng chung vĩ đại thì thế hệ Công dân toàn cầu tương lai sẽ xây dựng chúng. Đó là việc xây dựng và phát triển một thế giới nhân bản, hoà bình hơn cùng với một nền kinh tế thịnh vượng chung bền vững, tức phát triển có trách nhiệm, phát triển thuận với tự nhiên hơn.

Tương lai thuộc về một thế giới đa cực, dân chủ, hội nhập và bao dung và mỗi quốc gia đều có thể góp phần vào việc kiến tạo một thế giới phồn vinh và hoà bình hơn.

Các thế hệ công dân toàn cầu tương lai sẽ làm được những điều mà thế hệ trước không. Trật tự thế giới vẫn thế dù cục diện có thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Với sự hoàn thiện không ngừng, tinh thần của Liên minh EU sẽ là triết lý chính trị hình mẫu mà thế giới hướng tới trong tương lai: THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG.

Có thể bạn quan tâm

  • Ví MoMo là một trong những startup nhận đầu tư lớn nhất châu Á

    05:05, 10/05/2020

  • [Thế giới hậu COVID-19] Thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương

    06:00, 13/04/2020

  • Quằn quại người nghèo châu Á giữa đại dịch

    06:00, 07/04/2020

  • ADB: Tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam chỉ đạt 4,8% nhưng vẫn cao nhất châu Á

    11:00, 03/04/2020

  • 6 gương mặt trẻ Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á năm 2020

    12:53, 03/04/2020

PHẠM VIỆT ANH - Chuyên gia tư vấn Tăng trưởng Doanh nghiệp