[COVID-19] TP HCM: Bán lẻ đóng mặt bằng, dịch vụ online lên ngôi

Đình Đại-Xuyên Việt 10/03/2020 15:00

Kinh doanh ế ẩm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều cửa hàng, kiot đóng cửa. Nhiều hộ kinh doanh bán lẻ đã đẩy mạnh, tận dụng kênh bán hàng Online...

Theo ghi nhận của nhóm phóng viên tại nhiều tuyến đường lớn của TP. HCM như: Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; đường Nguyễn Huệ; đường Hai Bà Trưng; đường Lý Thường Kiệt; đường 3 tháng 2; đường Võ Thị Sáu; đường Pasteur…nhiều cửa hàng, ki ốt kinh doanh của người dân phải đóng cửa, chủ cửa hàng treo biển ‘’cho thuê mặt bằng’’.

Trao đổi với phóng viên, nhiều chủ cửa hàng cho biết đây là thời điểm đầu năm, thông thường là mùa thấp điểm mua sắm của các nhóm hàng thời trang, phụ kiện thời trang do cao điểm đã diễn ra vào dịp trước Tết.

"Nếu không có dịch COVID-19, mua bán ở "tháng Giêng là tháng ăn chơi" cũng không dễ dàng. Kể cả khi các nhà bán lẻ đẩy nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi lớn thì khách cũng không có nhiều nhu cầu. Họ đã mua sắm nhiều trong các đợt Black Friday Day và khuyến mãi cuối năm. Do đó, nếu không có kế hoạch đường dài và hợp đồng thuê mặt bằng dài hạn thì đây cũng là thời điểm mà các đơn vị, hộ kinh doanh bán lẻ ở nhà phố lựa chọn để trả mặt bằng nhiều nhất", anh Nguyễn Thống Nhất, chủ một nhà phố trên tuyến đường quy tụ nhiều shop thời trang cao cấp của các nhà thiết kế tên tuổi lẫn cộp mác các thương hiệu lớn là Lý Tự Trọng (Quận I, TP HCM) cho biết.

Còn theo chị Ngọc Bích, một nhà phân phối thời trang sỉ lẻ thì chia sẻ lạc quan hơn: "Khó khăn của COVID-19 khiến chị cân nhắc lại phương thức kinh doanh. Cũng may trước đó shop của mình ngay từ khi ra đời đã phát triển website và bán hàng qua các kênh mạng xã hội, có kha khá lượng khách quen đặt qua Online do shop giữ được uy tín, chất lượng giao hàng. Tạm đóng cửa hàng và đầu tư cho Online là xu hướng vừa giảm chi phí vừa giúp shop vẫn tiếp tục kết nối cùng khách, không lo "đứt" nguồn thu". 

Online cũng là kênh đang "nuôi" nhiều nhà dịch vụ bán lẻ vượt qua thời khó khăn của mùa dịch COVID-19. Đặc biệt là đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống kết nối cùng Grab Food, Baemin, Now, Foody...Vào cao điểm trưa, nhiều cửa hàng kinh doanh ăn uống vẫn có hàng loạt các tài xế, nhân viên giao hàng xếp hàng chờ đến lượt thanh toán các đơn đặt mua hàng mang đến văn phòng, nhà riêng, đặc biệt là các địa chỉ có địa điểm ở trong hoặc quanh khu vực trung tâm.

Rất đông nhân viên Grab chờ tới lượt thanh toán đơn hàng giao mang đi

Rất đông nhân viên Grab xếp hạng chờ tới lượt thanh toán đơn hàng giao mang đi.

Giữa trưa oi nồng của đất Sài thành, một hàng quán phục vụ ăn uống khá tềnh toàng trên phố Nguyễn Thị Minh Khai (quận I) đông nghịt khách hàng đến ăn lẫn người xếp hàng giao về theo đơn đặt qua các app

Sài Gòn trưa có nhiệt độ cao, nắng nóng, nhưng nhân viên của các App giao hàng quen thuộc và thực khách vẫn chờ lấy hàng mang đi hoặc đến ăn tại chỗ trong mùa dịch. Hình chụp một địa chỉ kinh doanh ăn uống ở trung tâm quận I

Ghi nhận cho thấy tại nhiều nhà hàng lớn, có uy tín, mặt bằng rộng, giá cả phải chăng, trong các dịp cuối tuần vẫn thu hút được một lượng khách hàng nhất định. 

Cùng với đó là những mặt bằng đóng cửa, treo biển cho thuê lại tại các tuyến đường được mệnh danh là khu vực có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất nhì của TP. HCM.

Cùng DĐ DN xem chi tiết hơn những lắt cắt hình ảnh kinh doanh khác nhau trong mùa dịch COVID-19 khiến các thành phần trên thị trường đã, đang xem lại bước chuyển dịch phương thức tiếp cận khách hàng của mình, để thích ứng...

30 phút trước khi Hà Nội có buổi họp báo khẩn về ca nhiễm COVID-19 thứ 17 lúc 22h30, một nhà hàng ở Trung tâm quận I vẫn rất đông khách

Nhiều nhà bán lẻ mong đợi những "lát cắt" rộn ràng như thế này tại nhà hàng của mình

Nhiều nhà bán lẻ mong đợi những

Nhiều nhà bán lẻ mong đợi những "lát cắt" rộn ràng như thế này tại nhà hàng của mình

Và những mặt bằng đìu hiu:

Đình Đại-Xuyên Việt