Ăn mì gói nhiều có tốt không?
Trong số chúng ta ít nhất cũng đã từng ăn mì gói một lần, thậm chí có rất nhiều người “ghiền” món này. Nhưng liệu ăn mì gói nhiều có tốt không?
Giá trị dinh dưỡng chứa trong một gói mì
Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu cũng như hương vị mì gói khác nhau, nhưng hầu hết chúng đều có một số chất dinh dưỡng chung. Theo đó, phần đa mì tôm thường có xu hướng ít chất xơ và protein. Nhưng lượng chất béo, carb, natri lại cao hơn.
Nhưng hiện nay cũng có không ít loại mì đặc biệt được làm bằng ngũ cốc nguyên hạt hoặc có lượng natri hoặc chất béo thấp hơn để quý khách hàng thoải mái lựa chọn.
Tuy nhiên, điều đó chỉ được cải thiện phần nào chứ không giải quyết triệt để vấn đề mất cân bằng dinh dưỡng cung cấp năng lượng.
Chính vì thế mà ăn nhiều mì gói theo kiểu úp nước sôi có khả năng gây tăng cân cho người dùng. Để biết nguyên nhân rõ hơn, bạn có thể tham khảo thêm bài viết ăn mì gói có mập không trên azgiamcan.com.
Ăn nhiều mì gói có tốt không?
Không phải là điều ngẫu nhiên mà mì gói đã ra đời từ cách đây hơn 60 năm về trước mà lại nhanh chóng phổ biến và vẫn được ưa chuộng đến tận bây giờ. Thế nhưng, thực phẩm này lại phải hứng chịu “gạch đá” thậm chí là “nỗi oan” của một số nguồn dư luận vì bị cho rằng nó không tốt cho sức khỏe người dùng. Theo như PGS-TS Lê Bạch Mai - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia thì những suy đoán trên là hoàn toàn thiếu căn cứ.
Bởi ở nước ta, Tổng Cục đo lường chất lượng Việt Nam cũng ban hành TCVN 7879:2008 đối với các sản phẩm mì gói. Theo đó, tất cả các sản phẩm mì ăn liền đều phải đảm bảo tuân thủ các quy định về nguồn gốc xuất xứ, thành phần nguyên liệu cũng như phụ gia sử dụng và hàm lượng cho phép,.. Chính vì thế, người tiêu dùng hoàn toàn có thể tin tưởng và an tâm chọn loại mì gói được cơ sở chức năng cấp phép lưu hành.
Cũng đồng ý với quan điểm trên, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh thuộc Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ ra rằng việc sản xuất mì ăn liền ở các công ty uy tín đều phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Đó không chỉ là những nguyên liệu nằm trong danh mục quy định của Bộ Y tế mà còn được sản xuất trên dây chuyền máy móc, thiết bị hiện đại, đảm bảo vệ sinh.
Ngoài ra, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh còn cho biết, đối với vấn đề dầu chiên cũng như quá trình chiên rán mì gói đều đã được các công ty có uy tín kiểm soát chặt chẽ đồng thời đưa ra phương án chủ động khống chế được sự hành thành các chất không tốt với cơ thể người dùng. Đầu tiên phải kể đến việc dùng loại dầu không dễ biến chất trong quá trình chiên cùng với đó là việc kiểm soát nhiệt độ ổn định và rút ngắn tối đa thời gian chiên rán,..
Chính vì vậy, mì ăn liền nếu sử dụng đúng cách và khoa học thì hoàn toàn không hề có hại đối với sức khỏe người tiêu dùng!
Sử dụng mì ăn liền đúng cách: Đảm bảo dinh dưỡng, nhanh chóng, tiện lợi
Căn cứ từ những tìm hiểu cũng như quá trình phân tích thực tế của PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, ông đưa ra lời khuyên rằng người tiêu dùng không cần lo lắng về tính an toàn của mì ăn liền. Mà thay vào đó, bạn cần phải có chế độ dinh dưỡng cân bằng và vận động hợp lý. Bởi chi khi sử dụng không đúng cách thì mì gói mới có nhiều tác động xấu đến cơ thể. Vì vậy bạn nên sử dụng vừa phải và đừng quên kết hợp với các nguyên liệu như rau xanh, hải sản hay các loại thịt để biến mì gói trở thành món ngon hợp khẩu vị và giàu dinh dưỡng nhé!
Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ gỡ rối cho bạn phần nào về vấn đề ăn nhiều mì gói có tốt không và các vấn đề liên quan đến việc ăn mì gói thường ngày.
Tham khảo tại https://azgiamcan.com/ để cập nhật thêm những thông tin bổ ích khác về giảm cân.