Sản phẩm Hàn Quốc và bước đệm tiếp cận các kênh phân phối mới ở Việt Nam

BẢO LOAN 09/04/2023 05:32

Năm 2022, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 về lượng Hàn Quốc xuất khẩu nông sản và thực phẩm, tăng 17% lượng nhập khẩu thực phẩm Hàn Quốc so với năm trước đó.

Đó là thông tin được ông Park Min Cheol – giám đốc aT khu vực Asean  chia sẻ mới đây tại hội thảo “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chính thống Hàn Quốc” được Bộ Nông nghiệp Lương thực và Nông thôn Hàn Quốc cùng aT chủ trì mới đây (08/04).

>>> Doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc "gặp khó" vì thuế hạn ngạch

Ông Park Min Cheol nhấn mạnh: so với 2021, năm 2022 Việt Nam nhập khẩu thực phẩm Hàn Quốc tăng 17%, riêng với các sản phẩm từ nhân sâm tăng tới 50% chứng minh người tiêu dùng của thị trường Việt Nam có nhu cầu lớn đối với thực phẩm Hàn Quốc.

T

Năm 2022, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 về lượng Hàn Quốc xuất khẩu nông sản và thực phẩm

Với khả năng tiếp cận về mặt địa lý và sự gần gũi về văn hóa, cụ thể như sự ảnh hưởng của Làn sóng Hallyu, ông Hong Gi Ok –Tham tán nông nghiệp, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho rằng “Việt Nam và Hàn Quốc từ lâu đã duy trì mối quan hệ rất đặc biệt. Cũng nhờ sự gắn bó sâu sắc này, 2 nước đã và đang có nhiều hợp tác và phát triển thành đối tác giao dịch chính trong lĩnh vực nông sản – thực phẩm”.

ng Hong Gi Ok –Tham tán nông nghiệp, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

Ông Hong Gi Ok –Tham tán nông nghiệp, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

Theo Tham tán nông nghiệp, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam: Sau dịch COVID – 19, có thể nói sự quan tâm và nhu cầu của người dân Việt Nam đối với các sản phẩm thực phẩm ưu việt và an toàn của Hàn Quốc đang ngày một tăng. Ông cũng kỳ vọng không chỉ thực phẩm chức năng bổ trợ sức khỏe, mà cả những nông sản – thực phẩm cao cấp của Hàn Quốc có thể được giới thiệu rộng rãi tới thị trường Việt Nam; đồng thời cũng hy vọng mở rộng sự hợp tác, giao lưu ẩm thực, giao lưu văn hóa giữa 2 quốc gia Hàn Quốc – Việt Nam.

>>> Thêm nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc mở rộng sang Việt Nam

Chia sẻ về thị trường Hàn Quốc, Tiến sĩ Jeon Byeong Seon – Chủ tịch Hiệp hội Nhân sâm Hàn Quốc, Viện trưởng Viện nghiên cứu R&D Sâm Hàn Quốc Daedong cho hay: Hiện nay, tỷ lệ người tiêu dùng Hàn Quốc trực tiếp mua và sử dụng thực phẩm chức năng bổ trợ sức khỏe là khá cao, khoảng 71%. Thị trường thực phẩm bổ trợ sức khỏe nội địa Hàn Quốc năm 2022 đã vượt con số 6 nghìn tỷ won, tăng trưởng 8% so với năm trước đó.

Về thứ tự các sản phẩm bán chạy tại thị trường Hàn Quốc là Hồng sâm, Vitamin, Probiotic, các sản phẩm có hàm lượng EPA và DHA, sản phẩm giảm lượng mỡ trong cơ thể, sản phẩm tăng cường Protein. Tỷ trọng trong thị trường của các sản phẩm chủ lực này chiếm khoảng 58%.

Theo số liệu nghiên cứu, ông Jeon Byeong Seon cho biết trong 1 năm, có ít nhất 8 trên 10 hộ gia đình sử dụng thực phẩm chức năng bổ trợ sức khỏe.

Hiện nay

Người tiêu dùng Việt Nam rất ưa chuộng sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Hàn Quốc

Trong những năm gần đây, người tiêu dùng Việt Nam rất ưa chuộng, tin dùng, đặc biệt là các loại dược liệu và sản phẩm chiết xuất từ dược liệu tự nhiên, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, trên thị trường cũng xuất hiện ngày càng nhiều người lợi dụng niềm tin và sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước khiến cho tình trạng các sản phẩm trôi nổi gắn mác Hàn Quốc được bán tràn lan với rất nhiều mức giá khác nhau, khó nhận biết và kiểm soát, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại tới sức khỏe cho người dùng.

Ví dụ điển hình là sâm và các sản phẩm từ sâm gắn nhãn mác Hàn Quốc. Hiện có rất nhiều chủng loại sản phẩm đang được phân phối online, cùng một loại như nhau nhưng chênh giá tới hàng triệu đồng.

Chính vì vậy, Giám đốc aT khu vực Asean tin tưởng: “Chúng tôi thấy cần thiết đẩy mạnh những hoạt động sự kiện trải nghiệm, giới thiệu và trao đổi như thế này để người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận tới những sản phẩm thật và tốt nhất”.

Để đạt được mục tiêu đó, cũng tại sự kiện đã diễn ra hoạt động kết nối kinh doanh (B2B) giữa những doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu của Hàn Quốc và Việt Nam. Phía Việt Nam có đại diện lãnh đạo của một số công ty nhập khẩu quen thuộc trong sản phẩm chăm sóc sức khỏe như các loại hồng sâm, trà sâm, sâm ngâm mật ong, cao hồng sâm linh chi… như Cty TNHH XNK Hoàng Đại Phát, Jin Healthy Life Việt Nam, Cty TNHH Thương mại Khánh Tân, VHP Ginseng…

>>> TECHFEST Hàn Quốc 2023: Kết nối nguồn lực tài chính và chia sẻ kiến thức cho các nhà sáng lập

Với sự tham gia của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Bộ Nông - Lâm nghiệp & Thực phẩm Hàn Quốc, cùng các chuyên gia chuyên ngành bảo vệ sức khoẻ, đại diện doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc, sự kiện “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chính thống Hàn Quốc” được kỳ vọng sẽ ra bước đệm để các sản phẩm chức năng đa dạng chất lượng cao của Hàn Quốc có thể tiếp cận tới các kênh lưu thông mới ở thị trường Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm

  • Thêm nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc mở rộng sang Việt Nam

    03:34, 05/04/2023

  • Doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc "gặp khó" vì thuế hạn ngạch

    04:30, 03/04/2023

  • TECHFEST Hàn Quốc 2023: Kết nối nguồn lực tài chính và chia sẻ kiến thức cho các nhà sáng lập

    10:08, 28/03/2023

  • 13/04: Chương trình TECHFEST Hàn Quốc

    17:03, 27/03/2023

BẢO LOAN