Làn sóng phá sản chuỗi bán lẻ truyền thống

Nguyễn Chuẩn 14/05/2020 10:10

Đại dịch COVID-19 đang làm ngành bán lẻ truyền thống phải đối mặt với những khó khăn chồng chất, khiến nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới bị phá sản.

J.Crew đã trở thành nhà bán lẻ đầu tiên ở Mỹ nộp đơn xin phá sản trong đại dịch COVID-19.

J.Crew đã trở thành nhà bán lẻ đầu tiên ở Mỹ nộp đơn xin phá sản trong đại dịch COVID-19.

Không chỉ khi xảy ra đại dịch COVID-19, mà trước đó các chuỗi bán lẻ truyền thống ở Mỹ gặp rất nhiều khó khăn. Vừa qua, J.Crew đã trở thành nhà bán lẻ đầu tiên ở Mỹ nộp đơn xin phá sản trong đại dịch COVID-19. Trước đó, tập đoàn này chịu gánh nặng nợ trong một thời gian dài. Tính đến tháng 2 vừa qua, J.Crew có khoản nợ gần 1,7 tỷ USD.

Hay như JCPenney cũng đang phải đối mặt với khoản nợ gần 4 tỷ USD. Và đại dịch COVID-19 đã khiến tập đoàn này phải từ bỏ chiến lược tái cấu trúc thu hẹp quy mô và đối mặt với chủ nợ tại bàn đàm phán sắp tới. Ngoài ra còn nhiều chuỗi bán lẻ khác ở Mỹ cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Tại nhiều quốc gia khác, các chuỗi bán lẻ truyền thống cũng gặp nhiều khó khăn. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo sự suy tàn của chuỗi bán lẻ truyền thống.

Các chuyên gia cho rằng, để tiếp tục tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải đổi mới một cách toàn diện như cắt giảm khâu bán hàng trung gian; chủ động toàn bộ khâu nghiên cứu, phát triển thị trường, thiết kế, sản xuất nhãn hàng riêng, tiếp thị và phân phối hàng hóa. Mô hình này giúp tối ưu chi phí và tất cả những đặc quyền khi tiếp cận trực tiếp với khách hàng, bao gồm cả cơ hội cá nhân hoá thương hiệu và gắn kết với khách hàng.

Do kênh bán lẻ truyền thống ở Việt Nam sẽ chưa thể bị “soán ngôi” như ở Mỹ và nhiều quốc gia khác nên bán hàng đa kênh (Omni channel) sẽ là kênh bán hàng chính ở Việt Nam trong tương lai. Nền tảng này đòi hỏi sự kết nối xuyên suốt, nhất quán giữa các kênh với nhau và tập trung nhiều hơn vào trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Dù hành vi của khách hàng chuyển dịch từ offline sang online, thì các doanh nghiệp bán lẻ đều có thể đáp ứng được.

Với bán hàng đa kênh, một sản phẩm được bán ra, thông tin lập tức được cập nhật trên toàn hệ thống. Người quản lý có thể biết số lượng từng sản phẩm hiện có tại mỗi cửa hàng, mỗi kênh hàng trong hệ thống để điều phối hoạt động. Điều này vừa giúp tiết kiệm nhân lực, vừa tránh độ trễ và giảm sai sót trong cập nhật thông tin.

Có thể bạn quan tâm

  • COVID-19 sẽ thay đổi ngành bán lẻ ra sao?

    COVID-19 sẽ thay đổi ngành bán lẻ ra sao?

    06:30, 02/04/2020

  • Ngành bán lẻ mùa COVID-19: Thời “liệu cơm gắp mắm”

    Ngành bán lẻ mùa COVID-19: Thời “liệu cơm gắp mắm”

    01:00, 27/03/2020

  • Ngành bán lẻ

    Ngành bán lẻ "ngấm mệt" COVID-19

    17:09, 23/03/2020

  • Người phụ nữ khởi nghiệp từ đống rác của ngành bán lẻ

    Người phụ nữ khởi nghiệp từ đống rác của ngành bán lẻ

    04:33, 09/03/2020

Nguyễn Chuẩn