Tập đoàn TH “bắt tay” cùng nông dân KonTum
Tập đoàn TH tiếp tục tạo dựng bản đồ sữa TH true MILK trải dài khắp đất nước với các trang trại tại Nghệ An, Hà Giang, Phú Yên, Thanh Hóa,
KomTum và sắp tới là An Giang, Cao Bằng. Mục tiêu tới năm 2025, tổng đàn bò sữa chăn nuôi tập trung và liên kết với nông dân của TH đạt 400.000 con.
Dự án quy mô lớn nhất Tây Nguyên
gày 18/9/2020, Tập đoàn TH khởi công Dự án Chăn nuôi bò sữa tập trung, quy mô công nghiệp, công nghệ cao tại xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh KomTum với tổng vốn đầu tư là 2.544 tỷ đồng, tổng diện tích 441 ha với quy mô đàn bò nuôi tập trung là 10.000 con, đàn bò nuôi liên kết với nông dân dự kiến 20.000 con thông qua mô hình hợp tác xã công nghệ cao; xây dựng nhà máy chế biến sữa công suất 150 tấn/ngày. Đây sẽ là trang trại bò sữa và nhà máy chế biến sữa tươi sạch có quy mô lớn nhất Tây Nguyên.
Dự án này có thể coi là đặt nền móng cho sự phát triển ngành chăn nuôi bò sữa tỉnh Kon Tum – địa phương có rất nhiều thế mạnh cho ngành này nhưng chăn nuôi bò sữa của Kon Tum hiện vẫn là “trận địa” hoàn toàn bỏ trống cho đến khi có sự xuất hiện của TH.
Theo kế hoạch, dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của TH tại Kon Tum được thực hiện theo hai mô hình, gồm: mô hình chăn nuôi bò sữa khép kín, tập trung, ứng dụng công nghệ cao - tương tự dự án đã triển khai ở Nghệ An; mô hình chăn nuôi bò sữa liên kết với người dân thông qua hợp tác xã công nghệ cao - tương tự mô hình mà TH đã triển khai tại Đà Lạt thông qua Dalatmilk.
Tạo cú hích cho nông nghiệp Kon Tum
Bà Thái Hương – nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH chia sẻ làm nông nghiệp đã vất vả nhưng làm nông nghiệp công nghệ cao còn vất vả bội phần bởi phải có quỹ đất đủ lớn, có sự chung tay của chính quyền địa phương và đặc biệt có sự đồng thuận, ủng hộ của bà con nông dân thì doanh nghiệp mới triển khai được mô hình nông nghiệp công nghệ cao.
Về nông nghiệp thì phải nói đến nông dân, nhưng làm nông nghiệp công nghệ cao rõ ràng ta cần đến doanh nhân đủ Tâm - Trí - Lực. Về việc tiếp cận công nghệ, nhu cầu của thị trường, kết nối với các nhà khoa học và biết phải sử dụng hàm lượng khoa học kỹ thuật vào đâu, ở đâu và vào thời điểm nào thì phải có đội ngũ doanh nhân dẫn lối. Như vậy, người nông dân sẽ đi cùng với doanh nhân thông qua hợp tác xã. Đây được coi là hợp tác xã kiểu mới – hợp tác xã khoa học.
Bà Thái Hương chia sẻ “dự án sữa ở Kon Tum triển khai 2 mô hình, một là chăn nuôi bò sữa tập trung 10.000 con, hai là liên kết với nông dân chăn nuôi bò sữa- chúng tôi đang kỳ vọng con số 20.000 con vì mỗi hộ 5-10-20 con và sau 5 năm họ thu được toàn bộ giá trị đầu tư ban đầu và họ thực sự làm giàu được trên con bò sữa. Tôi sẽ quyết tâm đưa người nông dân ở đây đi theo nông dân Nghĩa Đàn 10 năm trước”.
Đánh giá sự thành công của TH, không phải là ở vấn đề nộp thuế của doanh nghiệp mà thông qua việc đưa đời sống nông dân đi lên, thông qua mô hình liên kết mà làm giàu và cải thiện được đời sống.
“10 năm trước khi tôi về Nghĩa Đàn chưa có gì thì nay đã rất sầm uất, người nông dân có tiền tiết kiệm để trong tài khoản. Sau khi TH đầu tư chắc chắn bà con ở đây sẽ trở thành những công dân của thời đại 4.0, thời đại công nghệ cao” – bà Thái Hương tâm sự.
Bà cho biết ở Nghĩa Đàn đã thực hiện được điều đó. “Tôi thuê chuyên gia Israel để đào tạo nông dân và công nhân kỹ thuật, đến hôm nay trang trại của TH gần như tự chủ về khoa học công nghệ. Sau đó chỉ giữ lại một vài chuyên gia ở vị trí lãnh đạo cấp cao và sau 5-7 năm TH mới nhận bàn giao hết công nghệ và từ sau đó bắt đầu tự chủ toàn bộ.”, bà Thái Hương tâm sự.
Khi đặt chân đến Kon Tum, Tập đoàn TH đã đưa ra những dự định rất lớn và rất kỳ vọng. Bên cạnh việc triển khai dự án chăn nuôi bò sữa sẽ triển khai các dự án khác như trồng rau, trồng thảo dược làm thuốc, làm thực phẩm chức năng. Rừng ở Kon Tum thì phải bảo tồn nhưng không có nghĩa là mình không được làm gì mà quan trọng là làm như thế nào?
Bà Thái Hương nhấn mạnh: “Tôi có sáng kiến làm kinh tế dưới tán rừng. Ở Nghệ An tôi đang triển khai Dự án bảo tồn thảo dược trên độ cao trên 1.500 mét ở Mường Lống. Chúng tôi đang nghiên cứu loại lan Thạch hộc
- là loại đứng đầu trong các loại dược phẩm quý hiếm. Tôi kỳ vọng rồi đây nghiên cứu để quy hoạch vùng sâm Ngọc Linh để phát triển dưới tán rừng, mời các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm về nông nghiệp công nghệ cao về quy hoạch du lịch sinh thái, quy hoạch du lịch vùng miền về để họ quy hoạch cho vùng đất này có tầm nhìn 100 năm sau”.
Hy vọng với sự đồng hành với người dân của Tập đoàn TH, mảnh đất Kon Tum sẽ được thay da đổi thịt, làm kinh tế dưới tán rừng gắn với chế biến mới phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo bền vững chứ không phải xóa đói giảm nghèo tạm thời.
“Sau những thành công của Tập đoàn TH tại Nghệ An, tôi nghĩ rằng không có nơi nào trên đất nước Việt Nam hay thế giới có thể khiến tôi nản lòng. Nếu doanh nghiệp làm thành công thì người nông dân sẽ hưởng ứng rất mạnh mẽ” - bà Thái Hương khẳng định.