Kiểm toán nhà nước: “Nhiều yếu kém trong quản lý điều hành PPP”

Huyền Trang 03/03/2020 15:31

GS. TS Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước khẳng định bên cạnh những lợi ích, trong thời gian vừa qua, các dự án PPP đã gặp rất nhiều vấn đến liên quan đến quản lý, điều hành, khai thác.

 bên cạnh những lợi ích, trong thời gian vừa qua, các dự án PPP đã gặp rất nhiều vấn đến liên quan đến quản lý, điều hành, khai thác.

Bên cạnh những lợi ích, trong thời gian vừa qua, các dự án PPP đã gặp rất nhiều vấn đến liên quan đến quản lý, điều hành, khai thác.

Nhiều yếu kém trong quản lý điều hành PPP

Cũng theo Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, việc đầu tư nhiều dự án giao thông dưới hình thức PPP trên các tuyến quốc lộ, dẫn đến tình trạng phí chồng phí, tăng chi phí vận chuyển hàng hóa; cùng với sự thiếu minh bạch trong việc thu và quản lý phí... đã gây nên không ít bức xúc trong dư luận; công tác quản lý còn nhiều bất cập, việc lựa chọn nhà đầu tư chủ yếu theo hình thức chỉ định thầu, chưa tạo ra cơ chế cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, giá thành xây dựng thấp và thời gian hoàn vốn hợp lý nhất; quy định về mức vốn góp của nhà đầu tư hiện vẫn còn khá thấp so với tổng chi phí đầu tư dự án; tiến độ góp vốn của các nhà đầu tư chưa như cam kết nhưng thiếu chế tài xử lý; việc tuân thủ các quy định trong quá trình thực hiện dự án còn chưa thật sự nghiêm túc.

Cũng theo Phó tổng kiểm toán nhà nước vẫn còn tình trạng các nhà đầu tư cũng lo ngại về tính ổn định của việc hợp tác, các dự án PPP thường kéo dài nhiều năm, nhà đầu tư cũng như các bên cho vay thường yêu cầu tính bền vững của các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng.

“Vì vậy, rủi ro khi chính sách thay đổi là hiện hữu đối với nhà đầu tư, dẫn tới việc nhiều nhà đầu tư đề xuất áp dụng bảo lãnh hoặc yêu cầu một mức lợi nhuận cao hơn, thời gian thu hồi vốn dài hơn nhằm bù đắp cho những rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu…”, ông Tiên nói.

Dẫn nguồn một số kết quả kiểm toán các dự án PPP nói chung và các dự án BOT, BT nói riêng, ông Tiên cho biết còn nhiều bất cập và kẽ hở về cơ chế, chính sách như: Hầu hết các dự án BOT, BT được kiểm toán đều thực hiện theo hình thức chỉ định thầu dẫn đến giảm tính cạnh tranh và minh bạch trong công tác lựa chọn nhà đầu tư, tiềm ẩn rủi ro, thất thoát, lãng phí và chọn nhà đầu tư không có đủ năng lực thực hiện dự án; Một số nguồn thu, chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án PPP chưa được hướng dẫn quản lý; Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP từ trước đến nay đang dừng lại ở thông tư và nghị định hướng dẫn, khi triển khai còn nhiều vướng mắc, gây quan ngại cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài; Việc nhà đầu tư được tự lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công, giám sát dẫn tới không đảm bảo tính khách quan, dễ xảy ra thất thoát.

Khó thu hút nhà đầu tư

Điều này gián tiếp làm tăng chi phí của bản thân dự án, chi phí xã hội để thực hiện dự án PPP cũng như chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư quốc tế. Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, có 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Có thể bạn quan tâm

  • [VBF cuối kỳ 2019]: Nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn về cơ chế chia sẻ rủi ro trong PPP

    10:22, 10/01/2020

  • Nâng cấp QL 10 đoạn từ cầu Nghìn tới TP Thái Bình theo hình thức PPP

    22:51, 08/01/2020

  • Sớm ban hành Luật PPP để thu hút đầu tư

    00:00, 05/01/2020

Theo đó, công tác đánh giá sự cần thiết, lựa chọn áp dụng hình thức đầu tư dự án PPP, đặc biệt là một số dự án trong lĩnh vực xây dựng công trình kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập.

Bên cạnh đó, nguyên tắc thị trường chưa được tôn trọng khi thực hiện các dự án PPP.

Ngoài ra, công tác lựa chọn nhà đầu tư chưa minh bạch.

Thêm vào đó, công tác quản lý hoạt động thu phí còn gây nhiều bức xúc cho người dân.

Cuối cùng là các vấn đề thuộc về cơ chế chính sách như các quy định của pháp luật còn chồng chéo, nằm rải rác hoặc chưa đầy đủ.

Huyền Trang