VASEP kiến nghị đưa doanh nghiệp thủy sản vào nhóm gia hạn thuế 180.000 tỷ đồng
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính để kiến nghị cho nhóm doanh nghiệp chế biến thủy sản vào nhóm đối tượng gia hạn nộp thuế.
Theo tính toán của VASEP, hiện nay ngành thủy sản Việt Nam đang tạo ra trên 4 triệu việc làm cho tất cả các lĩnh vực, từ nuôi trồng, khai thác đến chế biến, bảo quản, xuất khẩu thủy sản và các dịch vụ hỗ trợ có liên quan. Dịch COVID-19 lây lan mạnh trên toàn cầu đã gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu thủy sản của toàn ngành.
Tâm điểm dịch bệnh hiện đang nằm ở các quốc gia như Trung Quốc, châu Âu, Hoa Kỳ, Canađa, Hàn Quốc và Nhật Bản… đây cũng chính là những thị trường lớn và trọng điểm của xuất khẩu thủy sản.
Tính đến hết tháng 3/2020, Xuất khẩu thủy sản của cả nước đã giảm hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang hoạt động trong ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản mà còn ảnh hưởng cả đến các ngành chế biến, kinh doanh thủy sản và các dịch vụ có liên quan khác, cần được sự quan tâm, hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước.
Sau khi tổng hợp ý kiến từ các doanh nghiệp Hội viên, VASEP đề nghị bổ sung thêm vào mục “Đối tượng áp dụng” tại khoản 1 Điều 2 của Dự thảo. Theo đó, các đối tượng là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia trong cả hoạt động kinh doanh, chế biến thủy sản và các hoạt động dịch vụ có liên quan.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, VASEP đề nghị bổ sung nội dung của Khoản 2 Điều 3 của Dự thảo để cho phép doanh nghiệp chậm nộp thuế năm 2019 đến hết năm 2020 và không tính lãi chậm nộp đối với các khoản thuế nêu trên.
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định, hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiềnthuê đất hàng năm mà trên Quyết định, hợp đồng cho thuê đất có mục đích sản xuất, kinhdoanh thuộc các ngành kinh tế quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định này hoặcdoanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này, cho phép điềuchỉnh giá thuê đất giảm xuống 20 – 40%, đồng thời cho phép kéo dài thời hạn thuê đấtthêm ít nhất 6 tháng – 1 năm đối với các kỳ hạn thuê đất ngắn hạn.
VASEP cho rằng, việc cho phép giảm giá thuê đất cho các đối tượng áp dụng của Nghị định và kéo dài thời hạn thuê đất đối với các trường hợp có thời hạn thuê đất ngắn để doanh nghiệp có thêm nguồnvốn và yên tâm sản xuất kinh doanh cũng như có đủ thời gian để phục hồi sản xuất sau đại dịch.
Ngoài ra, VASEP cũng đề nghị bổ sung thêm vào Điều 3 của Dự thảo một khoản riêng về thuế VAT, theo đó cho phép hoãn nộp thuế VAT cho các doanh nghiệp (thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định) trong năm 2020 và không tính lãi chậm nộp. Bởi trong Dự thảo chưa có các chính sách hỗ trợ về thuế VAT cho doanh nghiệp, chỉ mới có các chính sách hỗ trợ về thuế VAT cho hộ gia đình và cá nhân kinh doanh…
Có thể bạn quan tâm
Đề xuất miễn giảm thuế và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp đầu tư kho lạnh trữ hàng
00:30, 03/04/2020
COVID-19: Doanh nghiệp vận tải ô tô kiến nghị giảm thuế có thời hạn
11:36, 26/03/2020
Nhiều tiểu thương xin giảm thuế do “đông cứng” vì COVID-19
00:00, 16/03/2020
Trước đó, Bộ Tài chính bổ sung thêm 4 ngành, lĩnh vực được gia hạn thuế do tác động của COVID-19, trong đó có thêm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hộ gia đình và sản xuất, lắp ráp ô tô. Tổng số tiền thuế được gia hạn là 180.000 tỷ đồng, tăng 100.000 tỷ đồng so với bản Dự thảo đầu tiên phát đi ngày 26/3.
Các doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân được gia hạn nộp thuế theo chu kỳ tính thuế, song sẽ phải nộp bổ sung, tất toán vào cuối năm. Nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân, doanh nghiệp không đổi, chỉ giãn, hoãn thời gian nộp thuế. Chính vì vậy, số thu ngân sách sẽ không bị giảm.