Báo động tình trạng ô nhiễm sông Bắc Hưng Hải

Lan Vũ 27/04/2020 04:00

Gần như 100% nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, làng nghề và 70-80% nước thải công nghiệp… chưa được xử lý đều xả vào hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (hay còn gọi là sông Bắc Hưng Hải).

Theo phản ánh của người dân Hưng Yên, nước sông Bắc Hưng Hải đang trong tình trạng báo động về ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, phục vụ sản xuất nông nghiệp của rất nhiều gia đình.

Ông Lê Văn Chương (xã Trưng Trắc, Văn Lâm) tâm sự, trồng có 3 sào rau mà vất vả lắm, gánh nước tưới rau ê cả vai, mỏi cả chân, phải đi rất xa mới có nước sạch. Liền kề cánh đồng có kênh thủy lợi thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải mà đành chịu vì không biết gọi đó là kênh tưới tiêu hay kênh chứa nước thải.

Hàng đêm chúng tôi phải canh nước sông có trong không để lấy nước tưới cho rau. Đợi khi nào người ta tháo cống Cầu Kênh, rác thải, nước bẩn chảy đi, sau đó xả cống Xuân Quan lấy nước từ sông Hồng về mới dám múc nước tưới. Nhưng khổ nỗi, có đợt cả tháng trời không có nước sạch, phải lấy từng thùng ở trong làng ra tưới rau”.

chỉ bằng mắt thường, chúng ta có thể thấy trên hệ thống Bắc Hưng Hải nước luôn có màu đen kịt như đổ dầu luyn

Chỉ bằng mắt thường, chúng ta có thể thấy trên hệ thống Bắc Hưng Hải nước luôn có màu đen kịt như đổ dầu luyn

Theo quan sát, chưa cần kiểm tra bằng các chỉ tiêu chất lượng, chỉ bằng mắt thường, chúng ta có thể thấy trên hệ thống Bắc Hưng Hải nước luôn có màu đen kịt như đổ dầu luyn, bốc mùi hôi thối nồng nặc… mỗi khi đi qua hệ thống kênh này, ai cũng phải bịt mũi, lắc đầu ngao ngán. Từ nhiều năm nay, đặc biệt là những tháng 2,3,4 dòng sông này gần như mất tính năng phục vụ sản xuất nông nghiệp mà chỉ phục vụ thoát nước thải từ các cơ sở sản xuất, chăn nuôi và nước thải sinh hoạt.

Theo kết quả quan trắc của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trong năm 2019 có tỷ lệ số điểm quan trắc vượt quy chuẩn Việt Nam cao nhất từ trước đến nay với 12/15 vị trí, chiếm 80% số vị trí quan trắc. Một số chỉ tiêu vượt quá mức độ cho phép, như: NH4 vượt 23,33 lần, BOD5 vượt 2,39 lần, COD vượt 3,40 lần; NO2 vượt 1,4 lần, PO4 vượt 11,13 lần; Colifrom vượt 122,67 lần.

Tổng lượng nước thải các loại xả vào hệ thống khoảng 453.195 m3/ngày đêm, trong đó: Nước thải sinh hoạt chiếm 58,47; nước thải công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh chiếm 25,72%; nước thải làng nghề chiếm 2,65%; nước thải chăn nuôi chiếm 12,02%; nước thải y tế chiếm 1,14%.

Các vị trí bị ô nhiễm nghiêm trọng là: Cống Xuân Thụy, cống Như Quỳnh, cống Kênh Cầu, cầu Lương Bằng, cống Cầu Cất, cống Tranh, cống Bá Thủy, cống Ngọc Đà, cống Ngọc Lâm, cống Phần Hà, cống Bình Lâu, cống Neo (tăng 8% so với năm 2018). Tỷ lệ này cao nhất từ năm 2005 trở lại đây.

Công ty TNHH một thành viên Bắc Hưng hải cho biết, gần 100% nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, làng nghề và 70-80% nước thải công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu trước khi xả vào công trình thủy lợi.

Tiếp nhận nguồn thải ô nhiễm

Tiếp nhận nguồn thải ô nhiễm

Kênh Kim Sơn đầu nguồn hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải phải tiếp nhận lượng nước thải bị ô nhiễm có nguồn gốc từ nước thải công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, dân sinh dọc lưu vực sông Cầu Bây chạy qua quận Long Biên và huyện Gia Lâm của TP Hà Nội qua cống Xuân Thụy là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước sông Bắc Hưng Hải. Khi cống Xuân Thụy mở tiêu nước sông Cầu Bây thì nước sông Bắc Hưng Hải qua địa phận các huyện Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ (Hưng Yên) bị ô nhiễm, sau đó toàn bộ hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải và kênh nhánh bị ô nhiễm.

Được biết, năm 2019, Bộ TNMT đã bàn đến các giải pháp để cứu nguy cho sông Bắc Hưng Hải. Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà đề nghị các cơ quan liên quan cần phải đánh giá lại toàn bộ chức năng của sông Bắc Hưng Hải; có quy hoạch tổng thể cho sông Bắc Hưng Hải để đảm bảo cung cấp đủ nước tưới tiêu và duy trì dòng chảy tối thiểu trên các sông trong hệ thống, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước...

Trước mắt, Bộ trưởng đề nghị các địa phương cần quy hoạch các điểm tập kết chất thải rắn gần hệ thống sông Bắc Hưng Hải; tổ chức thu gom, xử lý chất thải rắn, chuyển giao cho các đơn vị có chức năng xử lý đúng quy định.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao không thể xử lý dứt điểm gia trại gây ô nhiễm môi trường (Hải Phòng): Vì quy hoạch “treo”

    Vì sao không thể xử lý dứt điểm gia trại gây ô nhiễm môi trường (Hải Phòng): Vì quy hoạch “treo”

    05:20, 02/04/2020

  • Hải Phòng: Vì sao không thể xử lý dứt điểm gia trại gây ô nhiễm môi trường?

    Hải Phòng: Vì sao không thể xử lý dứt điểm gia trại gây ô nhiễm môi trường?

    04:30, 30/03/2020

  • Quảng Ninh: Cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, trách nhiệm thuộc về ai?

    Quảng Ninh: Cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, trách nhiệm thuộc về ai?

    04:50, 21/02/2020

  • Bắc Giang: Bãi rác Yên Dũng gây ô nhiễm môi trường

    Bắc Giang: Bãi rác Yên Dũng gây ô nhiễm môi trường

    05:10, 20/01/2020

Đặc biệt, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải trên địa bàn và chất lượng các nhánh sông trong khu vực. Bên cạnh việc xử lý hành chính, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị xả thải phải có cam kết lộ trình lắp đặt các hệ thống quan trắc, đổi mới công nghệ xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường. Lộ trình tối đa là một năm, nếu các đơn vị không đáp ứng được thì các cơ quan chức năng nhà nước có thể đề xuất đóng cửa những đơn vị xả thải. 

Bộ yêu cầu Sở TNMT các địa phương khoanh vùng xác định tùy tính chất, mức độ ô nhiễm để nâng cao quy chuẩn xả thải cho đến khi đáp ứng yêu cầu, tạm thời không cho phép, cấp phép mới các dự án xả thải ra hệ thống sông Bắc Hưng Hải, tăng cường đầu tư hệ thống giám sát môi trường chất lượng nước, đặc biệt là hệ thống tưới tiêu.

Các giải pháp đưa ra là vậy nhưng thực tế cho thấy tình trạng ô nhiễm sông Bắc Hưng Hải vẫn chưa có gì cải thiện. Mức độ đặc biệt là ô nhiễm chất hữu cơ, nitrit, amoni và vi sinh vật.

Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (hay còn gọi là sông Bắc Hưng Hải) là hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê điều nhằm phục vụ việc tưới tiêu và thoát ứng cho các tỉnh, thành Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương.

Hệ thống này được xây dựng bắt đầu từ cuối năm 1958 và là công trình thủy lợi lớn nhất miền Bắc một thời, từng được gọi là Đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải. Toàn bộ hệ thống có tổng chiều dài 232 km kênh trục chính và hơn 2.000 km kênh các loại, phục vụ nước tưới, tiêu cho hơn 110 nghìn ha đất canh tác lúa, rau màu và cây công nghiệp, cung cấp nước cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt cho nhân dân các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh và một phần TP Hà Nội.

Lan Vũ