TP.HCM: Vì sao giải thoát cho những công trình sai phạm xây dựng từ năm 2008?

Quế Lan - Duy Long 07/05/2020 15:52

Những công trình không phép sẽ được tồn tại nhưng phải đảm bảo các điều kiện là: “đã được lập biên bản vi phạm hành chính, có quyết định xử phạt vi phạm hành chính… và không có tranh chấp”.

Giải thoát cho công trình sai phạm…?

Theo đó, Sở Xây dựng TP.HCM vừa mới ban hành văn bản hướng dẫn các tiêu chí phân loại công trình trái phép dựa trên các quy định của pháp luật để làm căn cứ. Và để nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề này, các công trình xây dựng không phép, sai phép phải đảm bảo các điều kiện như: “đã được lập biên bản vi phạm hành chính, có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, có quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả; Công trình phải phù hợp quy hoạch, không ảnh hưởng đến công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất hợp pháp (đất có giấy chủ quyền) thì sẽ được xem xét để tồn tại, cấp phép xây dựng.

Những công trình không phép sẽ được tồn tại nhưng phải đảm bảo các điều kiện là: “đã được lập biên bản vi phạm hành chính, có quyết định xử phạt vi phạm hành chính… và không có tranh chấp”.

Những công trình không phép sẽ được tồn tại nhưng phải đảm bảo các điều kiện là: “đã được lập biên bản vi phạm hành chính, có quyết định xử phạt vi phạm hành chính… và không có tranh chấp”.

Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng, không phải tất cả các trường hợp xây dựng không phép, sai phép nộp phạt đều được phép tồn tại. Vấn đề cốt lõi công trình phải đúng quy hoạch và đảm bảo các tiêu chí đề ra. Theo đó, các trường hợp xây dựng trên đất nông nghiệp, đất hành lang kênh rạch, công trình công cộng… hoặc nhà xây dựng sai mẫu trong các dự án được duyệt quy hoạch 1/500 đều không thuộc các nhóm trên, phải xử lý tháo dỡ.

… nhưng đối tượng, công trình nào sai phạm được tồn tại?

Do đó, việc cho công trình sai phạm, không phép được tồn tại dựa trên cơ sở thành 3 nhóm, cụ thể:

Một là, những công trình xây dựng sai giấy phép sửa chữa, cải tạo, sai giấy phép xây dựng, xây dựng không phép, sai thiết kế hoặc quy hoạch được duyệt theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP; Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính. Và hành vi vi phạm xây dựng đã kết thúc trước ngày 15/1/2018.

Bên cạnh đó, các công trình này cũng phải đáp ứng các điều kiện như: Vi phạm từ ngày 4/1/2008 đến 15/1/2018, đã được phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính, có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, có quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả. Công trình không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng đến công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất hợp pháp, phù hợp với quy hoạch.

Song song đó, chủ đầu tư công trình phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với nhà ở riêng lẻ. Đối với công trình thuộc dự án, thì chủ đầu tư phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế. Sau khi nộp phạt đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép xây dựng, hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng cho công trình đó.

Có thể bạn quan tâm

  • Xử lý công trình sai phạm tại TP HCM: Những khuất tất và hệ lụy từ công trình vi phạm?

    06:39, 10/03/2020

  • Xử lý công trình sai phạm tại TP HCM: “Nóng chủ trương, nguội thực thi”

    15:15, 26/02/2019

  • Cưỡng chế công trình sai phạm tại dự án Thảo Điền Sapphire

    14:17, 28/07/2017

  • Công trình sai phạm, chính quyền làm ngơ

    15:38, 07/12/2016

Hai là, những công trình xây dựng không phép, sai phép, sai thiết kế, quy hoạch theo Nghị định số:180/2007/NĐ-CP, ngày 07 tháng 12năm 2007, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị  xảy ra từ ngày 4/1/2008 đến ngày 15/1/2018. Những công trình này không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng các công trình lân cận, không tranh chấp, đất có quyền sử dụng hợp pháp và phù hợp quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, những công trình xây dựng sai giấy phép sửa chữa, cải tạo, sai giấy phép xây dựng, xây dựng không phép, sai thiết kế hoặc quy hoạch được duyệt theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP; Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính. Và hành vi vi phạm xây dựng đã kết thúc trước ngày 15/1/2018.

Tuy nhiên, những công trình xây dựng sai giấy phép sửa chữa, cải tạo, sai giấy phép xây dựng, xây dựng không phép, sai thiết kế hoặc quy hoạch được duyệt phải tuân thủ theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP; Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính. Và hành vi vi phạm xây dựng đã kết thúc trước ngày 15/1/2018.

Ba là, những công trình xây dựng không phép, sai phép sau ngày 15/1/2018, hiện vẫn còn tồn tại, không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng đến các công trình lân cận, không tranh chấp, đất có quyền sử dụng hợp pháp, phù hợp quy hoạch, đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng đã cấp.

Như vậy, đây chính là điểm mới về các giải pháp tháo gỡ cho những công trình sai phạm đã tồn tại từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, những đối tượng, công trình nào đáp ứng đủ các điều nêu trên để được tồn tại lại là vấn đề khác. Bên cạnh đó thì cũng có nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra  là “vì sao những công trình sai phạm suốt từ năm 2008 tới nay vẫn tồn tại? Vì sao phải giải thoát cho những hành vi vi phạm pháp luật, trong khi còn rất nhiều những vấn đề khác mang yếu tố an sinh xã hội cần quan tâm hơn thì vẫn còn bỏ ngỏ?

DĐDN sẽ tiếp tục thông tin:

Quế Lan - Duy Long